Thứ sáu, 01/11/2024, 10:26:39 AM (GMT+7)

Chẩn đoán sai dẫn đến kháng thuốc bệnh lao trên toàn cầu

(15:59:36 PM 21/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Nửa triệu người mắc phải căn bệnh lao nguy hiểm (TB - tuberculosis) vào năm 2012, tuy nhiên chưa tới 1/4 số người này được chẩn đoán, những người còn lại phải chịu rủi ro lớn hơn, có thể dẫn đến tử vong vì uống thuốc không đúng hoặc không được điều trị gì cả.

 

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Margaret Chan phát biểu tại Hội nghị Y tế Thế giới tại

trụ sở Liên minh Châu Âu ở Geneva vào ngày 20 tháng 5 năm 2013. Ảnh: Reuters

 

Theo thông tin mới nhất từ WHO, cho biết 1/3 trong 9 triệu người được ước tính mắc bệnh lao dưới bất cứ các hình thức đều không được nhận sự điều trị cần thiết, ngoài ra kháng thuốc bệnh lao còn là “mối đe dọa đến an toàn của y tế toàn cầu”.

Kháng thuốc bệnh lao đã lan truyền trên toàn thế giới ở mức độ đáng báo động, nó truyền nhiễm lan tràn những căn bệnh nan y mà tình trạng kháng thuốc bệnh lao không có loại thuốc nào trước đây có thể điều trị được là một ví dụ điển hình.

Tổng giám đốc WHO cũng như cán bộ Y tế của Liên Hợp Quốc , Margeret Chan khẳng định “Hiện tại, chúng ta cần phải chẩn đoán bệnh lao ở mọi hình thức nhanh nhất và sớm nhất có thể. Điều này tạo cơ hội cho mọi người nhận được cách điều trị đúng cũng như ngăn cản chứng kháng thuốc bệnh lao phát tán rộng rãi”.

Năm ngoái, WHO đã nhấn mạnh tình trạng kháng thuốc bệnh lao (MDR – TB - Multidrug-resistant Tuberculosis) là một khủng hoảng to lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Tổ chức này khẳng định căn bệnh lây nhiễm này có thể giết chết ngay bệnh nhân nhiễm phải nó”.

Điều trị bệnh lao là một quá trình lâu dài. Bệnh nhân cần uống kháng sinh trong vòng 6 tháng nhưng có thể sẽ thất bại rất nhiều lần trong việc điều trị bệnh.

Việc kháng thuốc bệnh lao - là một căn bệnh do con người tạo ta đã phát triển trong một thập niên trước bởi vì những bệnh nhân mắc bệnh lao đã sử dụng sai thuốc, sai liều hoặc không kiên trì điều trị.

Chướng ngại vật

Các chuyên gia nói một trong những rào cản trong việc xử trí triệt để tình trạng kháng thuốc là vẫn còn quá nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh không biết gì về căn bệnh truyền nhiễm này mà vẫn tiếp tục các phương pháp điều trị sai hoặc là không chữa trị gì hết.

Ở vài quốc qia nghèo và thiếu thốn kỹ thuật chỉ có một phòng xét nghiệm và khả năng chẩn đoán kháng thuốc bệnh lao còn rất hạn chế. Ở trường hợp khác, nhiều ca bệnh sẽ được gửi đi xét nghiệm ở các quốc gia khác.

Cách chẩn đoán truyền thống phải mất hơn 2 tháng mới có kết quả, thiếu soát nguy hiểm này đã làm bệnh nhân không có cách điều trị đúng đắn và đặt những người khác vào rủi ro mắc bệnh truyền nhiễm cao.

Tổ chức này nhấn mạnh vào năm 2015, 2 triệu người trên thế giới có thể bị mắc chứng kháng thuốc bệnh lao.

Vẫn chưa có một phương pháp chẩn đoán nào nhanh hơn được phát minh ra trong những năm gần đây, tuy nhiên vấn đề này cần được đáp ứng kỹ thuật kịp thời và cung cấp cho quốc gia nào đang cần nhất.

Tuy nhiên, tổng giám đốc WHO, bà Chan biểu dương dự án quốc tế EXPAND-TB (Tiếp cận Phương pháp Chẩn đoán mới cho Chứng kháng thuốc Bệnh lao) được tài trợ bởi tổ chức phi lợi nhuận UNITAID góp phần tăng gấp 3 trường hợp mắc kháng thuốc bệnh lao được chẩn đoán ở các quốc gia tham dự trong dự án này.

Vào năm 2009, UNITAID ủng hộ dự án EXPAND với 87 triệu USD cho công nghệ chẩn đoán bệnh lao ở 27 quốc gia có thu nhập vừa và thấp (những quốc gia chiếm 40% căn bệnh truyền nhiễm này trên toàn thế giới).

Giám đốc chương trình bệnh lao toàn cầu của WHO cho biết: “Lỗ hổng trong việc tiếp cận công nghệ chẩn đoán và điều trị bệnh lao còn lâu mới khắc phục, nhưng sẽ được thu hẹp. Tăng khả năng và giảm giá cả đồng nghĩa chúng ta có thể đến gần hơn với những bệnh nhân”.

UNITAID được chính phủ 5 nước Anh, Brazin, Chile, Pháp và Na Uy cùng nhau thành lập vào năm 2006 gây quỹ lâu bền chống lại bệnh HIV/AIDS, bệnh sốt rét và bệnh lao. 70% tiền quỹ là từ thuế vé máy bay.

 

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI (Theo Reuters)
Từ khóa liên quan: bệnh lao, TB, WHO, y tế, chẩn đoán,
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chẩn đoán sai dẫn đến kháng thuốc bệnh lao trên toàn cầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI