Sống khỏe
Cách loại bỏ mụn tốt nhất không gây hỏng da
(09:24:29 AM 03/11/2014)
Xuất hiện trên chương trình đối thoại ăn khách của Oprah Winfrey, tiến sĩ Mehmet Oz cho biết, tới 1/5 số người trong chúng ta bị ám ảnh với việc nặn mụn. Dẫu vậy, hầu hết mọi người đều thực hiện nó hoàn toàn sai cách.
"Không bao giờ được bóp nặn mụn, vì bạn sẽ làm hỏng nó. Các bạn đang phá hủy mọi mô khỏe mạnh quanh mụn bằng cách ấn mạnh tay vào chúng để nặn mụn", ông Oz giải thích.
Sử dụng một mẫu vật mô phỏng mụn khổng lồ, ông Oz vừa hướng dẫn vừa thực hành cách loại bỏ mụn tốt nhất cho mọi người.
Theo chuyên gia này, vết sưng tấy xuất hiện khi cơ thể chúng ta đang cố gắng đẩy lui mủ của vết thương. Thay vì chọc thủng da bằng các ngón tay dính bẩn, ông khuyên mọi người nên sử dụng một cái kim đã được khử trùng bằng cồn.
"Điều quan trọng là không đâm thọc mạnh vào mụn", ông Oz nói, ám chỉ tới kỹ thuật mà nhiều người chúng ta đang sử dụng. Thay vào đó, đặt kim song song với da và đâm xuyên da từ bên này sang bên kia.
"Sau đó, hãy xé toạc nốt mụn nhọt. Bạn chỉ cần đâm vào phần trắng của mụn, vì khu vực đó đã chết", ông Oz nhấn mạnh. Chuyên gia này lưu ý, nếu đâm mụn từ đỉnh trở xuống, tức là vuông góc với da, chúng ta sẽ sớm tấn công phần mô chưa chết trong mụn và điều này sẽ gây đau.
Ông Oz quả quyết, kỹ thuật đâm mụn song song mặt da sẽ không gây bất kỳ tổn hại nào đối với khu vực da khỏe mạnh xung quanh.
Liên quan đến vấn đề mọc mụn nhọt, năm ngoái, các nhà khoa học đến từ trường Đại học California, Los Angeles, Mỹ đã khám phá ra lí do tại sao một số người dễ bị tình trạng này hơn những người khác. Theo họ, điểm mấu chốt là biết rõ hơn về các vi khuẩn sống trên da và gây mụn.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, vi khuẩn sống trên da người bao gồm cả các chủng "xấu" gây mụn nhọt và các chủng "tốt" có khả năng bảo vệ da. Có quá nhiều vi khuẩn "xấu" chính là nguyên nhân khiến chúng ta bị mụn nhọt, và hiện tượng này tương đối giống sự mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu trong đường ruột, vốn gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.