Thứ hai, 20/01/2025, 09:08:22 AM (GMT+7)

Cách "Nhận diện" khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt

(14:51:44 PM 05/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Khoai tây Trung Quốc được "áo" một lớp đất đỏ để giả làm khoai Đà Lạt, kích cỡ củ đều nhau, có mắt củ to. Còn khoai tây Đà Lạt vỏ mỏng nên dễ trầy xước trong khâu thu hoạch hay vận chuyển.


Vào những tháng mùa mưa Nam bộ, khi Đà Lạt trái vụ khoai tây nên thị trường khan hiếm, giá bán cao, người bán thường "phù phép" cho khoai tây Trung Quốc trở thành hàng Đà Lạt bằng cách dùng đất đỏ bao thành một lớp áo bên ngoài củ, để thu lợi từ chênh lệch giá.

 

Tuy nhiên, theo những người kinh doanh rau quả tại Đà Lạt, không quá khó phân biệt hai loại khoai tây này. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là vỏ khoai tây Đà Lạt mỏng hơn nên thường bị trầy xước nhiều ngay khi thu hoạch và trong quá trình đóng hàng, vận chuyển. Khoai tây Trung Quốc có kích cỡ củ rất đều, gần như tuyệt đối 10 củ như một, củ thường dài hơn khoai tây Đà Lạt, vỏ khoai trơn bóng, ít trầy xước.

 

Một đặc điểm nữa để nhận biết là giống khoai của Trung Quốc có mắt ở củ to hơn khoai Đà Lạt. Ruột khoai Trung Quốc cũng trắng hơn khoai nội địa.

 

Vi, một người cung cấp rau củ Đà Lạt cho một hệ thống siêu thị nói rằng, khi các nhân viên siêu thị nhập hàng, bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận biết đâu là khoai Đà Lạt, đâu là hàng Trung Quốc, chưa cần đến việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay chất bảo quản.

 

Khoai tây Trung Quốc trên thị trường cũng được "áo" một lớp đất đỏ như hàng Đà Lạt. Theo một người buôn khoai tây tên Thảo, để "nhuộm" khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt phải rất tỉ mỉ và tốn thời gian. Đầu tiên rửa sạch củ khoai tây. Khoai đang ướt thì lăn qua một lớp đất đỏ hồng của Đà Lạt (còn gọi là đất hồng phấn) đã được tán mịn, sau đó đem phơi nắng cho đất vừa khô thì dùng tay xoa nhẹ bề ngoài củ khoai. Lúc đó màu khoai rất đẹp, người tiêu dùng rất khó phát hiện, kể cả người Đà Lạt cũng không phân biệt được.

 

Khoai tây Trung Quốc được "áo" một lớp đất đỏ Đà Lạt để ngụy trang thành hàng nội. Ảnh: Quốc Dũng.

 

Khoai tây Đà Lạt thường bị trầy xước vì vỏ mỏng. Ảnh: Quốc Dũng.

 

Theo các nhà vườn, nhiều lúc khoai tây Đà Lạt nhưng canh tác ở những vườn đất đen, màu khoai không đẹp nên giá rẻ. Nhà buôn mua về hàng tấn, bỏ vào kho phủ kín bạt để củ không bị xanh, chờ đến thời điểm hút hàng, giá tăng và cũng đem ra "nhuộm" theo kiểu ngụy trang cho khoai Trung Quốc.

 

Thạc sĩ Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng cho rằng, tình trạng khoai tây Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam đã có khá lâu. Sở Nông nghiệp Lâm Đồng phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng của tỉnh đã một số lần lấy mẫu khoai tây Trung Quốc đem phân tích và chưa phát hiện những hóa chất độc hại cần báo động.

 

"Kết quả này còn phụ thuộc vào thiết bị kiểm định. Cá nhân tôi cho rằng khoai tây Trung Quốc chắc chắn phải sử dụng đến những hóa chất bảo quản sau thu hoạch. Điều đó khoai Đà Lạt từ trước tới nay chưa có", ông Sơn nhấn mạnh.

 

Theo ông Sơn, dù là khoai tây Trung Quốc hay khoai tây Đà Lạt thì người tiêu dùng không nên mua những củ có da màu xanh hay đã nảy mầm, vì trong củ khoai lúc này sẽ có những độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khoai tây cũng là loại cây mẫn cảm với thời tiết, quá trình canh tác phải sử dụng nhiều đến các loại thuốc nấm bệnh. So với các loại rau xanh thì khoai tây ít để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, do đặc điểm là rau dạng củ nằm sâu dưới đất. 

(Nguồn: Quốc Dũng / VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cách "Nhận diện" khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI