Thứ tư, 22/01/2025, 13:59:16 PM (GMT+7)

Bỏ tiêm vắc xin: Dịch ho gà, viêm màng não cận kề

(08:59:18 AM 12/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay dịch cúm A H5N1 đang cận kề, dịch cúm mùa H1N1 cũng đang đe dọa sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra thời tiết đông xuân cũng là nguy cơ của nhiều dịch khác như ho gà, viêm màng não.

 

Dịch sởi đã được tiên lượng trước

 

Từ đầu năm đến nay, ngành y nóng với các thông tin về dịch sởi đang lan rộng trong cả nước. Các bác sĩ đều cho rằng dịch bệnh là điều tiên lượng trước được nếu tình trạng tiêm phòng ngừa bệnh hiện nay ở các địa phương vẫn chưa được kiểm soát chặt, người dân vẫn thờ ơ với vắc xin.

Tính từ  đầu mùa dịch sởi tới nay chỉ tính riêng Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã tiếp nhận và khám cho 124 ca sốt phát ban dạng sởi. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thường  - trưởng khoa Nhi tổng hợp của bệnh viện cho biết 124 trường hợp trẻ này đều có  triệu chứng lâm sàng điển hình như sởi khi chưa xét nghiệm.

Đến nay xét nghiệm 68 ca, dương tính 33 ca còn lại những ca khác chưa có kết quả. Các bé hầu hết không được tiêm chủng do một phần ở độ tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng, 1 phần các cháu không được tiêm.

Điều bác sĩ Thường lo ngại nhất là nếu không tiêm chủng khả năng dịch chồng dịch là rất lớn. Mới chỉ có hơn 1 năm nay người dân lo ngại với vắc xin đã khiến cả nước phải đối đầu với dịch sởi, từ miền núi đến thành phố.

Chưa hết, việc quay lưng lại với vắc xin tiêm phòng có thể dẫn đến nhiều dịch bệnh khác như bệnh cúm mùa, bệnh ho gà.

 


Bé nhỏ tuổi nhất gần 2 tháng tuổi điều trị bệnh sởi tại BV Xanh Pon


Bác sĩ Thường nhấn mạnh: "Muốn đảm bảo tính miễn dịch thì trên 95% trẻ em phải được tiêm chủng. Chúng ta không nên lo sợ tiêm chủng làm con bị sốt, ốm mà không tiêm phòng. Nếu dịch chưa được thanh toán thì nguy cơ bùng phát rất lớn".

Nhiều khả năng dịch chồng dịch


Theo bác sĩ Thường, hiện nay, một số bệnh không thành dịch nhưng hàng năm vẫn có nhiều trẻ em mắc đó là viêm não, ho gà...Trong trường hợp người dân bỏ tiêm vắc xin phòng chống bệnh này thì rất có thể dịch ho gà có thể quay trở lại.

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, hay xảy ra nhất trong mùa đông xuân và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, hay để lại những biến chứng nặng dẫn đến viêm não. Ho gà có thể phòng ngừa rất hiệu quả bằng cách tiêm chủng.

Cho trẻ tiêm đủ 3 mũi theo đúng lịch tiêm sẽ có khả năng phòng bệnh rất lớn, đến 90%. Còn nếu chưa chủng ngừa đủ 3 mũi thì khả năng ngừa bệnh yếu hơn hoặc nếu trẻ có mắc bệnh thì sẽ nhẹ hơn những trẻ không tiêm chủng. Ho gà là bệnh rất dễ lây lan, thậm chí lây thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp, truyền từ người sang người qua những hạt nước bọt nhỏ văng ra khi bệnh nhân ho hoặc qua dịch mũi.

Ngoài ra, ở nước ta thời tiết nóng ẩm cũng là tác nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em. Trong đó 30 đến 40 % là do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib) gây ra. Nguy hiểm ở chỗ, vi khuẩn Hib có thể lây truyền dễ dàng từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp.

Trẻ mang vi khuẩn Hip khi nói chuyện, hắt hơi, ho có thể lây bệnh cho trẻ khác thông qua hạt nước bọt bắn ra khi trẻ nói. Thậm chí, những đồ chơi của trẻ, nhất là khi bé hay đưa vào miệng ngặm, cắn… cũng có thể là tác nhân lây truyền bệnh.
Thời điểm giao mùa như hiện nay là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn Hip phát triển. Mỗi năm tại khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Xanh Pon tiếp nhận từ 30 đến 40 cháu có biểu hiện của viêm màng não mủ do Hip nhưng bệnh không thành dịch mà thường xuất hiện rải rác. Chính vì thế, việc tiêm phòng vẫn được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên bắt buộc để đảm bảo trẻ miễn dịch với nguy cơ mắc bệnh.

Với hàng loạt các nguy cơ dịch bệnh hiện nay, các chuyên gia y tế cảnh báo về nguy cơ dịch chồng dịch rất dễ tiên lượng và để giảm gánh nặng cho ngành y hiện nay chỉ có biện pháp duy nhất là tuyên truyền để người dân hiểu hết vai trò của việc tiêm vắc xin để vắc xin ngừa bệnh được phủ rộng hơn nữa.

( Theo Infonet )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bỏ tiêm vắc xin: Dịch ho gà, viêm màng não cận kề

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI