Sống khỏe
Bệnh nhi viêm não tăng nhanh vào đầu mùa hè
(09:53:56 AM 07/05/2012)
Dù mới vào đầu mùa hè nhưng số trẻ nhập viện do viêm não đã tăng nhanh ở nhiều bệnh viện phía Bắc. Trong đó, khá nhiều trẻ bị biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao. Các bác sĩ nhận định thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi hơn để virus gây bệnh viêm não, viêm màng não phát triển, lây lan.
Rất đông bệnh nhi đang chờ khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương
Tiêm vắc-xin chưa đủ
Thấy cậu con trai gần 12 tháng tuổi sốt cao và bỗng nhiên bỏ bú, chị Vân (ngụ Hải Dương) nghĩ rằng con nóng sốt do thời tiết nắng nóng.
Sau 3 ngày thấy con vẫn không hết sốt, chị Vân đưa đi khám. Tại bệnh viện huyện, bác sĩ kết luận cháu bị viêm não. Sau hơn một tuần điều trị vẫn không đỡ mà còn có biểu hiện co giật, co cứng toàn thân nên cháu bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo các bác sĩ đang điều trị, vì não tổn thương nặng nên nếu may mắn sống được thì sau này, cháu bé cũng khó phát triển bình thường về trí tuệ.
Tuần qua, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội bắt đầu ghi nhận có các bệnh nhi viêm não, viêm màng não nhập viện. Theo các bác sĩ ở Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều bệnh nhi không được phát hiện sớm, khi vào bệnh viện đã chuyển sang thể nặng, rơi vào trạng thái hôn mê sâu, co giật. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, phó khoa, cho biết năm nay, bệnh viêm não và viêm màng não đến sớm hơn mọi năm. Những ngày này, số bệnh nhi loại này nhập viện đang có xu hướng tăng và hầu hết bệnh nhân trước đó chỉ mới được tiêm vắc-xin phòng bệnh hoặc chưa tiêm đủ số mũi theo yêu cầu. Có nhiều trẻ mới dưới 6 tháng tuổi cũng bị mắc bệnh.
Cảnh giác khi con đau đầu, sốt
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết viêm não, viêm màng não không phải là bệnh mới. Tuy nhiên, do triệu chứng của bệnh không rõ rệt nên dễ nhầm với các bệnh cảnh khác. Nhất là vào thời điểm mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, trẻ hay mắc các chứng bệnh cảm sốt càng dễ gây nhầm lẫn cho phụ huynh.
Trẻ bị viêm não thường có các dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, sau đó cứng gáy, co giật, thóp phồng, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà gật. Đặc biệt, viêm não tiến triển rất nhanh, nếu điều trị không kịp thời thì bệnh nhân sẽ hôn mê sâu dẫn đến tử vong. TS Dũng lưu ý phụ huynh nên theo dõi sát những biểu hiện của con. Trường hợp trẻ bỏ ăn, bỏ chơi, không nói, người chậm chạp, lờ đờ... nhất là khi trẻ kêu đau đầu nhiều, cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, viêm màng não và phải được đưa đi khám.
Chú ý tiêm phòng cho trẻ
Bệnh viêm não, viêm màng não thường xuất hiện vào đầu tháng 5 và bùng phát từ tháng 6 đến hết tháng 8 hằng năm. Vì thế, phụ huynh cần chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. “Để phòng ngừa viêm não, viêm màng não ở trẻ, phụ huynh cần chú ý cho trẻ tiêm phòng khi 2 tháng tuổi và tiêm ngừa viêm não Nhật Bản khi tròn 12 tháng tuổi”- bác sĩ Đỗ Thiện Hải nhắc nhở và cho biết rõ thêm biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm não và viêm màng não rất đa dạng.
Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng sốt cao giống các bệnh sốt do virus thông thường nên nhiều bậc phụ huynh không phát hiện được, thường chủ quan điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt, chỉ khi bệnh quá nặng mới đưa con đi khám. Điều này rất nguy hiểm vì nếu điều trị muộn, có thể dẫn đến tử vong; còn nhẹ thì nhiều khả năng bị di chứng ảnh hưởng thần kinh, trí não kém phát triển, thậm chí tâm thần.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.