Thứ bảy, 23/11/2024, 14:27:35 PM (GMT+7)

Báo cáo môi trường chỉ "lướt qua" Formosa

(14:56:39 PM 30/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Trong buổi công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011 - 2015 (gọi tắt báo cáo) tại Bộ Tài nguyên - Môi trường ngày 29.9, trong số 5 chuyên gia góp ý thì có đến 4 người chỉ ra nhiều thiếu sót của bản báo cáo này.

Ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, báo cáo dày hơn 200 trang do lãnh đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), Tổng cục Môi trường cùng với nhiều chuyên gia thực hiện với chi phí khoảng 1 tỉ đồng lấy từ ngân sách. Đây là lần thứ 3, Bộ TN-MT làm Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và là lần đầu tiên kể từ khi có luật Môi trường 2014. Tới đây, báo cáo sẽ được trình Chính phủ đưa ra Quốc hội, tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới toàn thể xã hội.

 

ho[-]biết,[-]báo[-]cáo[-]dày[-]hơn[-]200[-]trang[-]do[-]lãnh[-]đạo[-]Bộ[-]Tài[-]nguyên[-]-[-]Môi[-]trường[-](TN-MT),[-]Tổng[-]cục[-]Môi[-]trường[-]cùng[-]với[-]nhiều[-]chuyên[-]gia[-]thực[-]hiện[-]với[-]chi[-]phí[-]khoảng[-]1[-]tỉ[-]đồng[-]lấy[-]từ[-]ngân[-]sách

Ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ho biết, báo cáo dày hơn 200 trang do lãnh đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), Tổng cục Môi trường cùng với nhiều chuyên gia thực hiện với chi phí khoảng 1 tỉ đồng lấy từ ngân sách

 
Không đề cập đến ô nhiễm không khí
 
Báo cáo chia thành 10 chương nói về các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và sức ép lên môi trường; biến đổi khí hậu, thiên tai; phát sinh và xử lý chất thải rắn; môi trường nước; môi trường không khí; môi trường đất; đa dạng sinh học; tác động của ô nhiễm môi trường; quản lý môi trường; những thách thức môi trường và định hướng bảo vệ môi trường trong 5 năm tới. Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà, xây dựng báo cáo để cung cấp cách nhìn tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia từ năm 2011 - 2015, đánh giá tình hình phát triển, nguồn lực tác động lên môi trường. Nhìn nhận đánh giá về việc chưa làm được, đề ra khuyến nghị, giải pháp...
 
Góp ý tại buổi công bố, PGS-TS Phạm Quang Hà, Phó viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp VN cho rằng, báo cáo được trình bày rất đẹp, nhưng còn nhiều điểm thiếu sót khi chỉ đề cập sơ qua nhiều sự cố ở mức chấn động về môi trường như Formosa xả thải hủy hoại biển miền Trung; hiện tượng TP.HCM liên tục ngập úng vì triều cường, mưa lũ; ĐBSCL không có lũ gây khó khăn cho vựa lúa quốc gia, ảnh hưởng hệ sinh thái... Phần môi trường rừng trong báo cáo không rõ chất lượng giảm hay tăng mà chỉ nói là diện tích rừng nói chung tăng lên. Trong khi đó, thời gian qua, không ít vụ án liên quan đến phá rừng ở miền Trung, Tây nguyên, Tây Bắc... bị phanh phui.
 
Bên cạnh đó, báo cáo cũng gộp đất rừng vào đất nông nghiệp là chưa đúng do tiêu chí phân loại chỉ đưa ra 3 loại đất: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Nếu gộp đất rừng vào đất nông nghiệp như vậy, thành ra đất nông nghiệp ở nước ta sẽ lên đến hơn 80% do đa phần diện tích đất nước ta là đồi núi. Còn về phần báo cáo môi trường nước có nói, ở lưu vực những con sông lớn, chất lượng nước tốt lên nhưng không đề cập đến vấn đề suy giảm đa dạng sinh học ở hai bờ do mực nước xuống thấp vì thủy điện ngăn dòng là phiến diện. Vấn đề ô nhiễm không khí ở những thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM... thì không đề cập hết nguyên nhân.
 
Thừa nhận thiếu sót nhưng lãnh đạo Tổng cục Môi trường cho rằng, đây là bản báo cáo giai đoạn 2011 - 2015 chứ không phải báo cáo thường niên nên không thể đề cập sâu quãng thời gian đầu năm 2016. Nhiều trường hợp, trong khuôn khổ phạm vi không thể làm sâu hơn, chỉ có thể nhắc sơ qua.
 
Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đánh giá, đúng là tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí vẫn đang gia tăng nhưng tốc độ chậm lại, chưa thể giảm được. “Bộ TN-MT đã khoanh vùng ô nhiễm môi trường tập trung vào một số đối tượng. Có khoảng 20% đối tượng gây ra trên 70% ô nhiễm môi trường nên tập trung xử lý số này thì môi trường sẽ được cải thiện”, ông Tài nói.
 
Không bàn tác động môi trường đến sức khỏe con người
 
GS-TS Hoàng Xuân Cơ, đến từ Khoa Môi trường, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội cho rằng, phần số liệu của báo cáo có “vấn đề” khi số mẫu cơ sở không đa dạng. Ví dụ báo cáo về môi trường không khí ở Hà Nội thể hiện là không đạt nhưng chỉ dựa trên cơ sở mẫu lấy ở một điểm gần đường giao thông là quá ít, không phản ánh đầy đủ. Phải có kết quả quan trắc ở nhiều điểm khác nhau, thời gian khác nhau mới có kết quả chuẩn xác. “Chúng ta có không ít trạm quan trắc nhưng tại sao không huy động được hệ thống số liệu đa dạng phục vụ báo cáo. Tôi cho rằng, trong 5 năm tới, cần phải kiện toàn vấn đề số liệu để có được một báo cáo đầy đủ, chuẩn xác, thực sự hữu ích hơn. Cách nói ở nhiều điểm trong báo cáo có phần “nguy hiểm” vì chưa có đầy đủ số liệu nên chưa có đủ cơ sở khoa học. Ngay từ đầu, nếu số liệu không đầy đủ thì rất khó đưa ra được những kết quả báo cáo sát thực tế”, GS-TS Hoàng Xuân Cơ nói.
 
Ông Hoàng Dương Tùng thừa nhận, nhiều điểm trong báo cáo có số liệu không đầy đủ nhưng đều có kiểm chứng. “Chúng tôi nhất trí rằng, cần phải tăng cường đầu tư hơn cho hệ thống quan trắc. Sắp tới, Chính phủ cũng sẽ đầu tư nhiều hơn cho quan trắc nước, không khí... Số liệu sẽ được lấy thường xuyên, đầy đủ và đa dạng hơn”, ông Tùng nói. Còn ông Nguyễn Văn Tài cho rằng, do nguồn lực yếu nên không thể làm đầy đủ được mẫu, chỉ chọn những điểm mang tính tiêu biểu để có kết quả tương đối.
 
GS Đặng Kim Chi (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), cũng tham gia biên tập, biên soạn báo cáo nhưng đã thẳng thắn chỉ ra báo cáo thiếu nhiều phần kiến nghị giải pháp. “Có thể kiến nghị nêu rõ lộ trình giải quyết dứt điểm từng vấn đề, nhóm vấn đề một. Từ từ làm theo lộ trình rõ như 5 năm tới tập trung khắc phục vấn đề ô nhiễm làng nghề, khu công nghiệp... chắc chắn môi trường sẽ được cải thiện”.
 
Ông Tô Xuân Nghĩa là cán bộ sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới đặt vấn đề, báo cáo không nói về tác động của môi trường đến sức khỏe con người là thiếu sót đáng bàn. Điều này cũng thể hiện sự phối hợp giữa Bộ TN-MT và Bộ Y tế còn hạn chế. Đây là khía cạnh không thể bỏ qua trong lần tới làm Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
 
9.000 người chết mỗi năm vì ô nhiễm nước
 
Báo cáo chỉ ra từ 1994 - 2010, tổng lượng khí thải nhà kính ở VN tăng lên hơn 2 lần (103,8 triệu tấn lên 246,8 triệu tấn CO2).
 
Ước tính đến 2020 sẽ tăng hơn 4 lần và 2030 sẽ tăng hơn 7 lần so với 1994. VN là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu gây mưa bão, hạn hán, nắng nóng gay gắt, triều cường, suy giảm nguồn nước, xâm nhập mặn... Báo cáo cũng đưa ra con số khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém. Bên cạnh đó, người dân nước ta còn phải chịu tiềm ẩn nhiều nguy cơ do tác động của việc ô nhiễm môi trường. 4 năm qua, có đến 6 triệu lượt người mắc bệnh liên quan đến thiếu nước sạch, ước tính chi phí khám chữa bệnh hết khoảng 400 tỉ đồng.

ho biết, báo cáo dày hơn 200 trang do lãnh đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), Tổng cục Môi trường cùng với nhiều chuyên gia thực hiện với chi phí khoảng 1 tỉ đồng lấy từ ngân sách

Một góc dự án Formosa Hà Tĩnh

 

Chủ tàu 800 CV có thể được bồi thường hơn 220 triệu đồng từ Formosa

 
Chính phủ quy định chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên thiệt hại do giá sau sự cố môi trường biển thì định mức bồi thường là 37,48 triệu đồng/tàu/tháng với thời gian được hưởng không quá 6 tháng.
 
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại quyết định về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển vừa được Thủ tướng ký ban hành hôm qua (29.9).
 
Theo đó, có 7 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển gồm: khai thác hải sản; nuôi trồng thủy sản; sản xuất muối; hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; thu mua, tạm trữ thủy sản. Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4.2016 đến hết tháng 9.2016. Nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các đối tượng nêu trên được sử dụng từ nguồn kinh phí do Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường.
 
Cụ thể, định mức bồi thường thiệt hại như sau: Với chủ tàu/thuyền không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ thì mức bồi thường là 5,83 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 10,67 triệu đồng/tàu/tháng; tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 15,2 triệu đồng/tàu/tháng. Mức cao nhất là 37,48 triệu đồng/tháng với chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên thiệt hại do giá.
 
Đối tượng lao động trên tàu/thuyền không lắp máy thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 3,69 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 5,96 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ; đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 7,65 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 8,79 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV thiệt hại do nằm bờ. Người lao động bị mất thu nhập định mức bồi thường là 2,91 triệu đồng/người/tháng.
 
Thiệt hại nghề muối định mức bồi thường là 39,37 triệu đồng/ha/tháng và được trả 1 lần.
 
Riêng đối với 3 đối tượng: Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối.
Theo TNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo cáo môi trường chỉ "lướt qua" Formosa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI