Chủ nhật, 24/11/2024, 16:29:16 PM (GMT+7)

Bà nội trợ chuyển qua dùng bún khô vì sợ bún tươi nhiễm độc Tin ảnh

(09:47:01 AM 14/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Thông tin bún tươi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nhiễm độc chất phát quang Tinopal đã được khẳng định. Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều gia đình đã chuyển dùng bún tươi sang bún khô. Tuy nhiên, để chọn được sản phẩm tốt và an toàn là không dễ.

Bỏ bún tươi ăn bún khô

 

Khi thông tin bún tươi và các sản phẩm có nguồn gốc từ gạo như bánh ướt, bánh hỏi… sử dụng chất cấm. Các hàng bún đã cảm nhận ngay được phản ứng của người tiêu dùng khi tất cả đồng loạt tẩy chay bún tươi bất kể đó là sản phẩm độc hay không.

 

Bún tươi và các sản phẩm tươi có nguồn gốc từ gạo chứa chất độc hại bị phát hiện chẳng khác nào một đòn giáng trí mạng khi sức chịu đựng của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm đã vượt ngưỡng. Thậm chí, đã có những gia đình để bảo vệ an toàn đã nói không với bún tươi và các sản phẩm tươi có nguồn gốc từ gạo.

 

Gia đình chị Mai Thanh Thảo ở Quận 1 – TP Hồ Chí Minh đã từ bỏ món bún yêu thích mỗi buổi sáng của mình từ khi nghe thông tin có độc. Chị nói: “Từ khi biết thông tin các sản phẩm này có độc tôi quyết định bỏ hẳn bún tươi.. Để yên tâm, gia đình tôi chọn các siêu thị để mua các sản phẩm như bún, miến, phở, hủ tiếu ăn liền đóng gói về nhà. Đây cũng là cách mà nhiều bạn bè và người thân của tôi hiện nay đều bắt đầu chuyển hướng sử dụng theo cách này”.

 

Bà[-]nội[-]trợ[-]chuyển[-]qua[-]dùng[-]bún[-]khô[-]vì[-]sợ[-]bún[-]tươi[-]nhiễm[-]độc[-]1  

 

Thực tế này cho thấy, chính các nhà sản xuất đang gánh chịu hậu quả do mình gây ra khi người tiêu dùng tẩy chay bún độc. Để khỏa lấp khoảng trống món ăn phổ biến rút ra khỏi thực đơn hàng này, cũng là tìm cách thỏa cơn “thèm” bún bánh của mình, nhiều người dân đã tìm cách thay thế bằng bún khô.

 

Khảo sát tại một số siêu thị có thế mạnh bán thực phẩm truyền thống và nhiều chợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho thấy, người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến các sản phẩm bún ăn liền, bún khô và các sản phẩm gốc gạo khác.

 

Đại diện một hệ thống siêu thị lớn cho biết, dù hiện chưa có một số liệu cụ thể nhưng khảo sát trực tiếp người tiêu dùng, đại đa số đều cho biết họ sẵn sàng chọn bún ăn liền, hủ tiếu và phở khô, cho… yên tâm. Đây cũng là điều dễ hiểu khi người dân hoang mang tìm cái an toàn.

 

Đại diện một hãng chế biến thực phẩm cho hay, việc lựa chọn bún kho thay thế bún tươi vì nghi độc là điều đã được dự báo. Thực tế, hiện nay rất nhiều nhà chế biến cung cấp các sản phẩm bún, phở ăn liên được nâng cấp từ các sản phẩm truyền thống Việt Nam. Sản phẩm hiện nay khá đa dạng như bằng sản phẩm bún ăn liền, phở, hủ tiếu ăn liền với nhiều mức giá khác nhau.

 

Bún khô cũng nhiều kiểu

 

Có thể, đây là phản ứng tức thì của người dân khi không còn tin tưởng các các cơ sở sản xuất bún tươi thủ công. Tuy nhiên, không ít khách hàng cẩn thận đặt cả nghi vấn liệu có tionpal và các hóa chất cấm trong các sản phẩm ăn liền mà các DN đang cung cấp ra thị trường hay không. Vì nhìn chung, các sản phẩm này đều có nguồn gốc từ nguyên liệu gạo như các sản phẩm bún, bánh hỏi bị nhiễm hóa chất cấm đang được bày bán trên thị trường.

 

Đây là một thực tế khó tránh khỏi, hiện nay, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, vẫn có những sản phẩm bún khô được đóng gói không xuất xứ, nhãn mác phân phối chủ yếu ở các chợ, cửa hàng tạp hóa. Trong khi đó, thị trường hiện lại đang ám ảnh thêm thông tin về việc các mẫu sản phẩm gạo bị nhiễm hóa chất. Người tiêu dùng có thêm lo ngại liệu các doanh nghiệp có sử dụng gạo kém chất lượng, nhiễm hóa chất để làm nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm.

 

Bà[-]nội[-]trợ[-]chuyển[-]qua[-]dùng[-]bún[-]khô[-]vì[-]sợ[-]bún[-]tươi[-]nhiễm[-]độc[-]2  

 

Đại diện một DN mì ăn liền không muốn nêu tên cho biết chỉ cần “dạo chợ một vòng, sẽ thấy giá cả của nhiều loại sản phẩm này rất rẻ. Có khi mỗi gói mì, bún ăn liền kèm gói gia vị hay sate, không nước soup, không thịt, hành “đắt lắm” chỉ 2.000 đồng. Hoặc có khi cả ký bún khô cũng chưa tới 10.000 đồng. Với giá thành phẩm đó, bao gồm cả chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán, phí vận chuyển, phí tiếp thị, lợi nhuận của nhà phân phối sau cùng, lợi nhuận của DN sản xuất… thử hỏi làm sao đảm bảo 100% không sử dụng hóa chất, phụ gia cấm. Và nguồn cung các sản phẩm này không hề ít và khối lượng không hề nhỏ.

 

Vì thế, ăn bún khô nếu không cẩn thận người tiêu dùng lại chuyển từ nguy cơ này sang nguy cơ khác. Trong một thị trường nhiều lộn xộn như hiện nay, cách duy nhất là nười tiêu dùng phải thông minh và biết cách bảo vệ mình.

 

Để chọn được bún khô hay các sản phẩm ăn liền gốc gạo gần gũi và an toàn cần tìm hiều và chọn những sản phẩm của những đơn vị uy tín. Đó thường là những đơn vị lớn, kinh doanh trên cả thị trường trong nước và thế giới nên phải tuân thủ nhiều quy định an toàn thực phẩm rất khắt khe. Các DN này luôn chịu sự kiểm tra ngặt về tuyển lựa nguyên vật liệu từ bột mì đến gạo.Bên cạnh đó, do sản xuất với sản lượng lớn, nên chon được nguồn nguyên liệu uy tín.

 

Đặc biệt, chỉ tại các DN lớn, xây dựng các quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn thế giới mới cố được một đội ngũ nhân sự chuyên kiểm định chất lượng đầu vào, thường xuyên kiểm tra các mẫu nguyên liệu ngay tại khi nhập nguyên liệu hoặc tại ngay các nhà cung cấp một cách định kỳ do vậy hoàn toàn loại trừ nguy cơ gạo nhiễm hóa chất như những phát hiện về các mẫu gạo mới đây trên thị trường!. Bên cạnh đó, việc vượt qua được các quy định và kiểm định an toàn để xuất khẩu vào các quốc gia phát triển trên thế giới cũng là một “chứng chỉ” an toàn mà nhiều DN đã dày công xây dựng và phải giữ gìn không thể đánh mất.

Theo Ngọc Minh Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bà nội trợ chuyển qua dùng bún khô vì sợ bún tươi nhiễm độc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI