Thứ tư, 22/01/2025, 01:09:01 AM (GMT+7)

Ba kịch bản ứng phó virus Ebola của Việt Nam

(07:47:45 AM 08/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Y tế Thế giới họp khẩn trong 2 ngày, cân nhắc việc công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu. Trước tình hình này, Bộ Y tế Việt Nam cũng ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh do virus Ebola.

Số mắc và tử vong do virus Ebola đang tăng từng ngày. Ảnh: The Blaze.
 
Ngày 7/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký quyết định ban hành Kế hoạch hành động Phòng chống dịch bệnh do virus Ebola tại Việt Nam.

Tình huống một, khi chưa ghi nhận ca bệnh, mục tiêu là phát hiện sớm ca bệnh để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng. Tình huống hai, khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập thì cần khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch, điều trị tích cực hạn chế nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng. Tình huống ba là khi dịch lây lan trong cộng đồng.

Từ ngày 15/8, Bộ Y tế sẽ tiến hành làm tờ khai y tế với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch chưa qua 21 ngày tại tất cả cửa khẩu quốc tế; bằng đường hàng không, đường bộ.

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, việc kiểm soát khách nhập cảnh về từ những nước này thực sự rất khó, vì có thể họ bay bằng nhiều hãng hàng không khác nhau. Nếu triển khai tờ khai y tế với tất cả các chuyến bay thì sẽ rất tốn kém, mất thời gian; tương tự với đường bộ.

Vì thế, nhân viên y tế ở các cửa khẩu khi làm thủ tục nhập được giao nhiệm vụ xem hộ chiếu có đi từ 4 nước này trong vòng 21 ngày không. Nếu có, hành khách sẽ được yêu cầu khai tờ khai y tế, trong đó ghi rõ nơi ở và số điện thoại sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời khuyến cáo nếu có biểu hiện gì bất thường khi liên hệ theo số điện thoại trên tờ khai. Những trường hợp có biểu hiện sốt được tạm thời cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

“Việc kiểm soát này thực hiện rất nghiêm ngặt. Lý do vì tỷ lệ mắc và tử vong do virus Ebola đang cao từng ngày. Đáng lo là có 100 nhân viên y tế bị lây nhiễm virus”, tiến sĩ Phu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Ngoại giao hạn chế cử cán bộ đến các quốc gia có dịch. Trường hợp phải đi, cần tổ chức tuyên truyền về biện pháp phòng chống.

Con số tử vong vì bệnh do virus Ebola đã nâng lên 980 với hơn 1.700 ca mắc tại những nước châu Phi. Liebria vừa công bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 90 ngày trên toàn quốc để ứng phó với dịch bệnh nguy hiểm này.

Trong khi đó, Bộ Y tế Saudi Arabia mới đây thông báo một người đàn ông 40 tuổi nghi nhiễm Ebola đã tử vong sau khi trở về từ Sierra Leone. Nếu trường hợp này được khẳng định thì đây sẽ là ca bệnh Ebola đầu tiên tử vong ngoài lục địa châu Phi. Ai Cập cũng lo ngại khi có 8 người vừa trở về từ vùng dịch, bị nghi nhiễm virus này đang được theo dõi sát sao.

Dù vậy, tiến sĩ Phu cũng khuyến cáo người dân nên bình bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng quá mức. Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa… Nếu có tiếp xúc với khách mới về từ nước có dịch thì nên cảnh giác. Khi có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi nên đến cơ sở y tế kịp thời.

Nguồn truyền bệnh có thể từ động vật. Ổ chứa mầm bệnh chính là dơi ăn quả, tinh tinh, khỉ đột, chuột, linh dương… Virus cũng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc, tiếp xúc trực viếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể của người hoặc động vật nhiễm bệnh.

Vụ dịch Ebola đầu tiên được ghi nhận tại Sudan năm 1976 với hơn 600 trường hợp mắc. Từ đó đến nay dịch đã xảy ra tại 11 quốc gia. Đặc biệt, từ tháng 12/2013 dịch bắt đầu có xu hướng gia tăng rất nhanh, bắt nguồn từ Sierra Leone và Guinea, sau đó lan đến Liberia và gần đây nhất là Nigeria. Tại Nigeria số ca mắc nâng từ 4 lên 9 và một người đã tử vong.Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá đây là đợt bùng phát dịch chưa từng có.
Nam Phương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ba kịch bản ứng phó virus Ebola của Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI