Sống khỏe
7 căn bệnh đang ngày càng trẻ hóa
(08:57:14 AM 08/05/2012)
1. Ung thư da
- Lứa tuổi thường mắc trước đây: trên 50
- Lứa tuổi có thể mắc ngày nay: giai đoạn tuổi teen và tuổi đôi mươi
- Điều cần làm: theo tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention thì việc tới các salon thẩm mỹ để tắm nắng, nhuộm da- cho dù là chỉ thỉnh thoảng, cũng làm tăng gấp 3 lần nguy cơ phát triển thành các khối u ác tính.
|
|
|
|
Tất nhiên, việc tránh đi các tia nắng mặt trời một cách hoàn toàn là điều không thể. Chính vì thế mà bạn cần phải sử dụng kem chống nắng SPF 15. Tuy nhiên nhiều chuyên gia lại cho rằng loại SPF 30 mới là thích hợp nhất.
Theo GS da liễu Dr. Thomas S. Kupper (thuộc trường Y khoa Harvard) thì nên nhớ thoa kem chống nắng phổ rộng nếu phải đi ra ngoài, và nếu có thể hãy tránh ra nắng vào thời điểm từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều- lúc mà các tia nắng có cường độ mạnh nhất.
Ngoài ra cũng có nhiều bằng chứng cho thấy việc uống bổ sung vitamin D hàng ngày cũng giúp ngăn ngừa được tình trạng trên.
2. Loãng xương
- Lứa tuổi thường mắc trước đây: trên 65
- Lứa tuổi có thể mắc ngày nay: độ tuổi 50
|
|
|
|
- Điều cần làm: theo TS Kathryn Diemer- giám đốc của Bone Health Program at Washington University School of Medicine thì “không được chậm trễ. Điều quan trọng là hãy tăng cường sức khỏe của xương từ sớm bằng cách uống bổ sung vitamin D và canxi. Ngoài ra các bài tập thể chất thường xuyên như chạy, đi bộ, leo cầu thang… cũng giúp tăng cường hệ cơ và xương.”
Bên cạnh đó, hút thuốc và uống rượu cũng có thể gây hại cho xương. Phụ nữ chỉ nên giới hạn chừng 1 ly rượu/ ngày và nam giới 2 ly/ ngày. Còn với thuốc lá thì cần loại bỏ hoàn toàn.
Cuối cùng là nên chú ý tới nước ngọt: hàm lượng axit photphoric cao trong đó có thể dẫn đến sự phá huy canxi từ xương.
3. Đột quỵ
|
|
|
|
- Lứa tuổi thương mắc trước đây: trên 65
- Độ tuổi có thể mắc ngày nay: độ tuổi 20 và 30
- Điều cần làm: nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, cho dù chỉ thỉnh thoảng thì cần bỏ ngay từ hôm nay, bởi vì thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ của bạn.
Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe khác như: cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, hàm lượng cholesterol cao cũng góp phần làm tăng nguy cơ trên. Chính vì thế mà bạn nên chữa sớm những căn bệnh có liên quan này.
Bên cạnh đó cần chú ý tới chế độ ăn: giảm muối và chất béo trans; ăn cá 2 lần 1 tuần và duy trì thường xuyên các bài tập.
“Chỉ với 30 phút đi bộ mỗi ngày là bạn cũng đã tạo ra rất nhiều sự khác biệt”.
4. Ung thư vú
- Độ tuổi thường mắc trước đây: trên 45
- Lứa tuổi có thể mắc ngày nay: tuổi teen
- Điều cần làm: theo Ann Partridge- giám đốc của chương trình Young Women with Breast Cancer at the Dana-Farber Cancer Institute thì với hầu hết các phụ nữ thì việc luyện tập đều đặn hàng ngày, giữ cơ thể không béo phì, kiểm soát rượu…sẽ giúp làm giảm nguy cơ trên.
Với những đối tượng có khuynh hướng di truyền rõ ràng thì vẫn có những biện pháp phòng ngừa như: dùng thuốc theo chỉ định hoặc có thể cắt bỏ vú.
5. Bệnh Alzheime
- Lứa tuổi thường mắc trước đây: trên 65
- Độ tuổi có thể mắc ngày nay: khoảng 40
- Điều cần làm: bạn nên thường xuyên vận động các cơ của não để giúp làm giảm nguy cơ trên như: học thêm một ngoại ngữ mới hay chơi một loại nhạc cụ.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học thì “những gì tốt cho tim cũng sẽ rất tốt cho não”. Chính vì thế mà bạn cần duy trì nồng độ cholesterol thấp, huyết áp thấp và không để bị béo phì.
6. Tiểu đường túyp 2
|
|
|
|
- Lứa tuổi thường mắc trước đây: từ 40 trở đi
- Độ tuổi có thể mắc ngày nay: trẻ em
- Điều cần làm: nguyên nhân chính làm tăng tỉ lệ mắc bệnh này ở người trẻ tuổi là do chế độ ăn và lối sống. Chính vì thế mà bạn nên tránh các loại thực phẩm có nồng độ glycemic cao, chất xơ thấp. Ngoài ra thành phần nitrates, nitrites và nitrosamines trong các sản phẩm công nghiệp cũng làm tăng nguy cơ trên.
7. Bệnh gút
- Lứa tuổi thường mắc trước đây: khoảng 50- 60
- Độ tuổi có thể mắc ngày nay: chừng 30
- Điều cần làm: theo TS E. Robert Harris thì béo phì và bia rượu chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ này ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên việc giảm cân quá đột ngột với một chế độ ăn kham khổ cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric- vốn có thể gây nên căn bệnh trên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.