Công nghệ xanh » Sản phẩm mới
Thứ bảy, 18/01/2025, 18:43:45 PM (GMT+7)
Xây dựng WebGIS hỗ trợ quản lý hệ thống tưới Bắc sông Chu và Nam sông Mã
(16:47:43 PM 31/12/2018)(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học thuộc Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống WebGIS (hệ thống thông tin địa lý trực tuyến trên Internet) hỗ trợ quản lý hệ thống tưới Bắc sông Chu và Nam sông Mã.
>> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
Phạm vi nghiên cứu hệ thống tưới Bắc Sông Chu và Nam Sông Mã
Hệ thống cho phép tra cứu, cập nhật thông tin về công tác thuỷ lợi như thông tin về các công trình, thông tin về tình hình mùa vụ, cơ cấu cây trồng, lịch gieo trồng, lịch tưới, tiêu, lịch vận hành các công trình, thông tin về tình hình hạn hán, ngập úng; truy vấn thông tin, thiết lập báo cáo thống kê, tổng hợp; xây dựng các loại bản đồ chuyên đề khác nhau.
Hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã nằm tại tỉnh Thanh Hóa, diện tích tưới thuộc hệ thống WebGIS có diện tích khoảng 31.100 ha ở phía Tây thành phố Thanh Hóa gồm các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thiệu Hóa và Yên Định. Xây dựng Hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã dựa trên công nghệ WebGIS nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý giám sát thực hiện dự án và khai thác vận hành sử dụng của các công ty thủy nông.
Tiến sĩ Lê Đại Ngọc, Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng cho biết: Sản phẩm WebGIS đáp ứng các yêu cầu cụ thể như: cung cấp thông tin về dân số, giới tính, dân tộc, thu nhập, hộ gia đình bị ảnh hưởng, người bị ảnh hưởng; về phạm vi tổ chức dùng nước, hoạt động của từng tổ, hoạt động xây dựng trên kênh nội đồng; hiện trạng của vùng tưới: thông số kỹ thuật của công trình thủy lợi hiện có, diện tích tưới và diện tích tiêu. Sản phẩm cung cấp thông tin về hiện trạng của sản xuất nông nghiệp và phương pháp sản xuất phi nông nghiệp khác; việc thực hiện các hoạt động xây dựng: thiết kế tuyến kênh, tiến độ xây dựng; thông tin về hệ thống thủy lợi, công trình như: cống, xi phông, cống tưới, đập tràn, trạm bơm, kênh tưới và phạm vi tưới của mỗi kênh; diện tích phụ trách của từng công trình…
Phần mềm WebGIS quản lý hệ thống tưới Bắc sông Chu và Nam sông Mã vận hành trên mạng Internet, mạng LAN, có thể truy cập sẵn có ở địa chỉ http://adb6.vnims.vn/. Điều này cho phép tất cả người dùng (bao gồm lãnh đạo, cán bộ ở các cấp từ trung ương đến địa phương, những tập thể, cá nhân quan tâm đến công tác thủy lợi) ở các vị trí địa lý khác nhau cùng có thể đăng nhập vào hệ thống và sử dụng các chức năng của hệ thống.
Thiết lập WebGIS phục vụ hỗ trợ Ban quản lý dự án trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý vận hành hệ thống tưới Bắc sông Chu và Nam sông Mã. Hệ thống này giúp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, giám sát tiến độ và đánh giá chất lượng các hạng mục trong thời gian thực hiện dự án và bàn giao cho địa phương để quản lý vận hành, khai thác hệ thống tưới.
Hệ thống thông tin địa lý trực tuyến WebGIS là hệ thống được thiết kế để thu thập, lưu trữ, thao tác, phân tích, quản lý và tất cả các dữ liệu địa lý trên mạng Internet, vì vậy nó thực sự rất hữu ích cho cả hai giai đoạn thực hiện và quản lý vận hành của các dự án thủy lợi. WebGIS có thể trình bày thông tin giám sát đánh giá với độ tin cậy cao, là một công cụ có giá trị để hỗ trợ việc ra quyết định.
Hoàng Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
- Bkav ra mắt bộ giải pháp tổng thể phòng chống hacker và virus mã hoá tống tiền - Bkav SOC 2.0
- Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới
- Bkav đạt chứng chỉ quốc tế AV-Test
- Nghiên cứu thành công sơn phản xạ nhiệt nano chống nóng cho các công trình ngoài trời
- Ra mắt mẫu quần áo hiệu chỉnh nhiệt độ bằng năng lượng Mặt Trời
- Bkav ra mắt Bkav Pro 2024 định hướng mở rộng thị trường toàn cầu
- Siemens Việt Nam và AIT tổ chức Lễ ra mắt tủ điện SIVACON S4 và Tọa đàm về Phát triển bền vững và Net Zero Carbon
- Bkav ra mắt Bộ phần mềm an ninh không gian mạng Bkav Pro Edu bảo vệ trẻ em sử dụng Internet
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.