Công nghệ xanh » Sản phẩm mới
Việt Nam có tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển đáng sợ nhất thế giới 

(10:31:42 AM 20/05/2014)
Mô phỏng cơ chế giám sát và tấn công mục tiêu của Bastion - P.
Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia sở hữu tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động mạnh nhất thế giới do Nga sản xuất: Bastion-P (kí hiệu của Nga: K-300P, ký hiệu của NATO: SSC-5).
K-300P chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút. Tổ hợp Bastion-P có khả năng tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, tấn công các mục tiêu đơn lẻ hoặc cả cụm tàu chiến. Đồng thời, tổ hợp này có thể tấn công các cụm tàu đổ bộ bờ biển của đối phương.
Tổ hợp Bastion-P hoàn toàn hoạt động tốt trong điều kiện nhiễu điện từ và chế áp điện tử của đối phương cao nhất.
Mỗi tổ hợp Bastion-P được trang bị tới 24 tên lửa chống hạm Yakhont. Các chuyên gia vũ khí đánh giá, Yakhont là một trong những loại tên lửa chống hạm uy lực nhất thế giới. Tổ hợp Bastion-P được trang bị các hệ thống radar hiện đại và hệ thống điều khiển hỏa lực mới nhất giúp tổ hợp có thể phát hiện, theo dõi và tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu.
Trong cơ cấu tổ hợp Bastion-P, quỹ đạo bay của Yakhont được cung cấp bởi hệ thống radar dẫn bắn của tổ hợp. Sau khi phóng, ở pha đầu và giữa bay theo chế độ dẫn đường quán tính được lập trình sẵn.
Ở pha cuối, đạn tên lửa sẽ tự kích hoạt radar tự thân để phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 75 km đối với các mục tiêu lớn và hạ độ cao bay bám mặt biển (5-15 m). Đây cũng là yếu tố nâng cao khả năng sống sót của nó trước các tổ hợp phòng thủ điểm trên hạm.
Khi tới gần mục tiêu, radar tự thân của Yakhont tiếp tục bám mục tiêu để hiệu chỉnh đường bay. Với tốc độ siêu thanh đạt tới 800 m/giây, mục tiêu rất khó phản ứng lại kịp và có thể bị tiêu diệt bởi đầu nổ phá mảnh cực mạnh nặng 200-250 kg của đạn tên lửa Yakhont.
Điểm mạnh của đạn tên lửa Yakhont là việc lập trình đa chế độ dẫn bắn kết hợp với radar tự thân của tên lửa có khả năng kháng nhiễu và tự động chọn chế độ quét (góc quét /- 45 độ ở bán cầu phía trước của tên lửa).
Thông thường, Yakhont có 2 chế độ bắn chính là: bay quỹ đạo cao-thấp hỗn hợp và thấp-thấp. Ở phương thức dẫn bắn đầu tiên, tầm bắn của Yakhont có thể đạt 300 km, còn phương thức thứ 2 chỉ có tầm bắn đạt 120 km (bay bám mặt biển).
Tuy nhiên, đây là phương thức tạo những cú đánh bất ngờ vì chiến hạm đối phương rất khó phát hiện ra đạn tên lửa Yakhont bắn tới.
Khi tới gần mục tiêu, radar tự thân của Yakhont tiếp tục bám mục tiêu để hiệu chỉnh đường bay. Với tốc độ siêu thanh đạt tới 800 m/giây, mục tiêu rất khó phản ứng lại kịp và có thể bị tiêu diệt bởi đầu nổ phá mảnh cực mạnh nặng 200-250 kg của đạn tên lửa Yakhont.
Điểm mạnh của đạn tên lửa Yakhont là việc lập trình đa chế độ dẫn bắn kết hợp với radar tự thân của tên lửa có khả năng kháng nhiễu và tự động chọn chế độ quét (góc quét /- 45 độ ở bán cầu phía trước của tên lửa).
Thông thường, Yakhont có 2 chế độ bắn chính là: bay quỹ đạo cao-thấp hỗn hợp và thấp-thấp. Ở phương thức dẫn bắn đầu tiên, tầm bắn của Yakhont có thể đạt 300 km, còn phương thức thứ 2 chỉ có tầm bắn đạt 120 km (bay bám mặt biển).
Tuy nhiên, đây là phương thức tạo những cú đánh bất ngờ vì chiến hạm đối phương rất khó phát hiện ra đạn tên lửa Yakhont bắn tới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
-
Bkav ra mắt bộ giải pháp tổng thể phòng chống hacker và virus mã hoá tống tiền - Bkav SOC 2.0
-
Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới
-
Bkav đạt chứng chỉ quốc tế AV-Test
-
Nghiên cứu thành công sơn phản xạ nhiệt nano chống nóng cho các công trình ngoài trời
-
Ra mắt mẫu quần áo hiệu chỉnh nhiệt độ bằng năng lượng Mặt Trời
-
Bkav ra mắt Bkav Pro 2024 định hướng mở rộng thị trường toàn cầu
-
Siemens Việt Nam và AIT tổ chức Lễ ra mắt tủ điện SIVACON S4 và Tọa đàm về Phát triển bền vững và Net Zero Carbon
-
Bkav ra mắt Bộ phần mềm an ninh không gian mạng Bkav Pro Edu bảo vệ trẻ em sử dụng Internet
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
.jpg)