Công nghệ xanh » Sản phẩm mới
Sản xuất vật liệu chất đốt từ vỏ trấu
(15:27:04 PM 09/05/2012)Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Củi trấu là một dạng năng lượng tái sinh, chi phí thấp, thay thế được than đá, dầu DO, FO... , giảm chi phí xử lý môi trường, tăng tuổi thọ của thiết bị và thu nhập cho nông dân. Cơ sở sản xuất của tác giả đã cung cấp cho thị trường mỗi ngày gần 10 tấn củi, với các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho doanh nghiệp ở Phú Yên, Đà Nẵng, Khánh Hòa như Tổng công ty Khánh Việt, Công ty TNHH Phong Cát, An Hưng, Hoàng Long Vina, May mặc Hòa Khánh... Cơ sở đã giải quyết việc làm cho 30 lao động địa phương với mức lương bình quân từ 3,6 đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Tỉnh Phú Yên có gần 54.000 ha sản xuất lúa, hàng năm thải ra hơn 1 triệu tấn trấu, một phần làm chất đốt theo kiểu truyền thống, một số đốt để lấy tro bón cho cây trồng, số còn lại thải ra kênh mương hoặc đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp "Sản xuất vật liệu chất đốt bằng việc tái chế vỏ trấu" đã tận dụng được trấu sản xuất ra loại chất đốt kinh tế và hầu như không ô nhiễm môi trường.
Thực tế trước đây đã có một số giải pháp đưa trấu vào thực nghiệm sản xuất ván, gỗ làm hàng trang trí nội thất, ván "ôkal" làm từ mùn cưa; đưa công nghệ "khí hóa trấu" vào các lò nung gạch cải tiến... nhưng mỗi giải pháp đều có những khó khăn nhất định nên chưa được ứng dụng phổ biến. Sản xuất củi từ vỏ trấu là một hướng đi khả thi nhất hiện nay để giải quyết lượng trấu dư thừa. Cứ 1,05 kg trấu sẽ cho ra 1 kg củi trấu thành phẩm dạng ống với giá thành giảm được khoảng 20%-25% so với than đá, than cám, dầu FO.
Tác giả Nguyễn Văn Nghị cho biết: Xét về lâu dài, với việc sản xuất thành công củi trấu có thể sử dụng nhiệt lượng của nó để sản xuất điện năng, làm vật liệu xây dựng, sản xuất ôxit silic, nhờ khả năng đốt cháy mạnh và rẻ có thể ứng dụng hơi nóng sinh ra khi đốt nóng không khí bằng củi trấu để làm quay tua bin phát điện. Theo tính toán mỗi kg củi trấu có thể tạo ra 0,125kW giờ điện và 4kW giờ nhiệt tùy theo công nghệ.
Giải pháp này nếu được áp dụng có thể chế tạo máy phát điện loại nhỏ cho các khu vực vùng sâu vùng xa. Vỏ trấu nghiền mịn có thể trộn với các thành phần khác như mụn dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thủy tinh. Trọng lượng của vật liệu nhẹ hơn gạch xây dựng thông thường khoảng 50% và có tính cách âm, cách nhiệt và không thấm nước cao. Đây là vật liệu thích hợp với các vùng như miền Trung, Tây Nam Bộ thường bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Tro của trấu sau khi đốt cháy có hơn 80% ôxit silic, chất được sử dụng khá nhiều trong xây dựng, thời trang, luyện thủy tinh... Vấn đề tận dụng ôxit silic trong vỏ trấu đang được quan tâm với mục đích thu được tối đa lượng silic với thời gian ngắn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch và gốm đã bán lại cho nông dân tàn tro để cải tạo đất.
Sử dụng củi trấu cũng là yếu tố tích cực trong việc thể hiện trách nhiệm về môi trường cho các khách hàng khó tính, hướng đến đảm bảo hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
Ý kiến bạn đọc về: Sản xuất vật liệu chất đốt từ vỏ trấu
-
nguyen lam (15:52:11 PM 09/05/2012)sáng tạo
Những ý tưởng độc đáo và hiệu quả kinh tế cao, và góp phần bảo vệ môi trường như thế này thì còn gì bằng. Nước ta đâu đâu cũng có ruộng lúa, bà con sẽ có thêm thu nhập từ việc này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
- Bkav ra mắt bộ giải pháp tổng thể phòng chống hacker và virus mã hoá tống tiền - Bkav SOC 2.0
- Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới
- Bkav đạt chứng chỉ quốc tế AV-Test
- Nghiên cứu thành công sơn phản xạ nhiệt nano chống nóng cho các công trình ngoài trời
- Ra mắt mẫu quần áo hiệu chỉnh nhiệt độ bằng năng lượng Mặt Trời
- Bkav ra mắt Bkav Pro 2024 định hướng mở rộng thị trường toàn cầu
- Siemens Việt Nam và AIT tổ chức Lễ ra mắt tủ điện SIVACON S4 và Tọa đàm về Phát triển bền vững và Net Zero Carbon
- Bkav ra mắt Bộ phần mềm an ninh không gian mạng Bkav Pro Edu bảo vệ trẻ em sử dụng Internet
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.