Công nghệ xanh » Sản phẩm mới
Rada giúp phát hiện nạn nhân bị chôn sống
(07:45:29 AM 27/09/2013)Thiết bị của NASA có thể phát hiện nạn nhân bị chôn sống dưới những đống đổ nát như thế này. Ảnh: Reuters
Các chuyên gia NASA đang hợp tác với Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (DHS) đã minh họa mô hình của thiết bị này với báo chí tại Washington hôm qua 25-9, theo AFP.
Theo NASA, thiết bị cầm tay có tên gọi FINDER (có nghĩa “người tìm kiếm”), viết tắt của cụm từ Finding Individuals for Disaster and Emergency Response (Tìm kiếm các cá nhân trong ứng cứu thảm họa khẩn cấp) có thể phát hiện các nạn nhân còn sống nằm sâu đến 9m dưới đống đổ nát.
Trong trường hợp nạn nhân bị vùi dưới các khối bêtông, phạm vi phát hiện của FINDER bị rút xuống còn 6m, nhưng ở không gian mở (không có chướng ngại vật), thiết bị này có thể phát hiện người từ khoảng cách 30m.
AFP dẫn lời John Price, giám đốc chương trình ứng cứu khẩn cấp của Cục Khoa học và công nghệ thuộc DHS, cho biết mục tiêu của FINDER là giúp các nhân viên ứng cứu khẩn cấp “có thể giải cứu các nạn nhân một cách hiệu quả trong thảm họa”.
NASA cho biết công nghệ mới này tiên tiến hơn so với rada kiểu cũ, vốn không thể phát hiện người bị chôn vùi trong một tòa nhà đổ nát vì tín hiệu bị dội giữa các lớp đất đá.
FINDER đã sử dụng thuật toán “cách ly các tín hiệu nhỏ nhất từ cử động lồng ngực của một người bằng cách lọc các tín hiệu khác, ví dụ như tín hiệu từ cây cối chuyển động hay động vật di chuyển”.
Một công nghệ tương tự cũng được NASA sử dụng để phát hiện các tàu vũ trụ trong Mạng vũ trụ sâu (Deep Space Network) của mình.
“Một tín hiệu ánh sáng sẽ được gửi đến tàu không gian và thời gian tín hiệu trả ngược về sẽ giúp xác định con tàu đó còn cách bao xa” – NASA giải thích.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
- Bkav ra mắt bộ giải pháp tổng thể phòng chống hacker và virus mã hoá tống tiền - Bkav SOC 2.0
- Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới
- Bkav đạt chứng chỉ quốc tế AV-Test
- Nghiên cứu thành công sơn phản xạ nhiệt nano chống nóng cho các công trình ngoài trời
- Ra mắt mẫu quần áo hiệu chỉnh nhiệt độ bằng năng lượng Mặt Trời
- Bkav ra mắt Bkav Pro 2024 định hướng mở rộng thị trường toàn cầu
- Siemens Việt Nam và AIT tổ chức Lễ ra mắt tủ điện SIVACON S4 và Tọa đàm về Phát triển bền vững và Net Zero Carbon
- Bkav ra mắt Bộ phần mềm an ninh không gian mạng Bkav Pro Edu bảo vệ trẻ em sử dụng Internet
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.