»

Thứ sáu, 01/11/2024, 18:30:49 PM (GMT+7)

Máy ép rác C-Sea đầu tiên do Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương chế tạo chính thức vận hành

(18:54:09 PM 17/04/2019)
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương - Trung tâm Tình nguyện quốc gia thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 17/4, chiếc máy ép rác C-Sea đầu tiên do các thành viên Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương chế tạo đã chính thức vận hành tại đảo Song Tử Tây, Quần đảo Trường Sa.

Sau 4 tháng nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tại Công ty cổ phần Phát triển công nghệ môi trường 3T Việt Nam với chi phí chế tạo khoảng 60 triệu đồng/máy nhằm tái chế rác thải nhựa, rác thải rắn trên các điểm đảo, nhà giàn và vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa. 

 

đảo[-]Song[-]Tử[-]Tây,[-]Quần[-]đảo[-]Trường[-]Sa.[-]

Đảo Song Tử Tây, Quần đảo Trường Sa. 

 

* Ý tưởng sau những chuyến hải trình
 
Máy ép rác C-Sea là ý tưởng được hình thành sau những chuyến đi thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện đảo Trường Sa của Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương. Anh Trần Vũ Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương và cũng là Chủ nhiệm Dự án chế tạo máy ép rác C-Sea cho biết: Đã 7 lần đến với Trường Sa, chính những chuyến hải trình trên biển, chứng kiến cảnh rác thải xả thẳng ra biển của các tàu cá hay khu vực giàn khoan tràn ngập túi nilon, vỏ chai nhựa trôi nổi trên mặt biển, đã thôi thúc anh làm một điều gì đó để cùng chung tay bảo vệ môi trường biển đảo.
 
Việt Nam với trên 3.000 km bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo cùng 28 tỉnh thành ven biển cùng sự hoạt động trên 120.000 tàu cá các loại, hàng năm Việt Nam xả ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới (theo số liệu Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc ngày 10/12/2018). Đồng thời, với 112 cửa biển, 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền (theo số liệu từ Viện nghiên cứu biển, hải đảo Việt Nam). Các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa có diện tích nhỏ hẹp, không có chỗ chôn lấp, trong khi khẩu phần mỗi người lính là gần 1.000 đồ hộp/năm, như vậy, trung bình trên quần đảo Trường Sa mỗi năm thải ra hàng triệu vỏ đồ hộp các loại. Tại thềm lục địa phía Nam có 15 Nhà giàn DK1, diện tích sinh hoạt trên các nhà giàn rất eo hẹp, không có chỗ cho rác thải, trung bình mỗi năm thải ra hàng trăm nghìn vỏ đồ hộp các loại.
 
Qua thực tế và tìm hiểu, anh Trần Vũ Thành nhận thấy việc tập kết, xử lý rác thải tại các điểm đảo, nhà giàn rất khó khả thi do diện tích nhỏ hẹp, không có chỗ chứa rác thải. Tại các đảo lớn hơn cũng rất khó khăn trong việc xử lý các vỏ đồ hộp, túi nilon... chỉ có phương án làm giảm thể tích và vận chuyển vào bờ là hợp lý. Đồng thời, những phế liệu này khi thu gom, bán cho các cơ sở tái chế cũng gây được nguồn quỹ không nhỏ cho bộ đội làm kinh phí bổ sung các dụng cụ thể thao như: bóng đá, bóng chuyền…
 
Sau hải trình ra đảo đầu năm 2019, anh Trần Vũ Thành cùng với các thành viên Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương đã quyết tâm chế tạo máy ép rác thải vô cơ.
 
* Phù hợp với thực tế biển đảo
 
Theo Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương Trần Vũ Thành, việc tìm kiếm giải pháp công nghệ không khó vì công nghệ, thiết bị đều sẵn có và đáp ứng được yêu cầu, vấn đề là thiết kế để phù hợp với môi trường biển đảo, đặc biệt, sử dụng những vật liệu chống ăn mòn, chịu được môi trường muối biển, dễ dàng vận hành, bảo trì, sửa chữa. Ngoài ra, thiết bị phải đáp ứng với lực ép đủ mạnh để xử lý được nhiều loại rác từ mềm nhẹ như vỏ chai nhựa đến cứng hơn như nhôm và sắt. Sau các lần thử nghiệm thực tế, lực ép tối ưu của máy đã đạt từ 8-10 tấn.
 
Một vấn đề khác cần tính đến là điện năng của máy, bởi nguồn điện trên các đảo và các nhà giàn rất hạn chế, các kỹ sư không chuyên của Câu lạc bộ đã áp dụng 2 giải pháp: Phiên bản 1 dùng điện tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ điện 2,2kW/giờ, mỗi khối ép mất 5 phút, tiêu thụ khoảng 185W. Phiên bản 2 dùng kích tay, không dùng điện nhằm tiết kiệm năng lượng.
 
Bên cạnh đó, môi trường khí hậu khắc nghiệt tại các đảo, nhà giàn cũng cần phải tính đến bởi gió, nước biển mặn rất dễ làm hư hỏng, ăn mòn các trang thiết bị làm bằng kim loại. Do đó, máy ép rác C-Sea được làm bằng thép không gỉ và các vật tư cũng lựa chọn loại chịu được muối mặn, những phần bảng điện được bảo vệ bằng hộp kín. Đồng thời, toàn bộ thiết bị còn được sơn chống gỉ nhiều lớp để bảo vệ.
 
Trọng lượng máy cũng được các thành viên Câu lạc bộ tính đến sao cho phù hợp nhất do điều kiện vận chuyển tới các đảo, nhà giàn rất khó khăn, từ tàu lớn phải chuyển qua xuồng nhỏ mới vào đến đảo. Trên các điểm đảo, nhà giàn chỉ có sức người, không có thiết bị hỗ trợ vận chuyển. Các kỹ sư của Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương phải tính toán thiết kế tối ưu, sử dụng những vật liệu nhẹ. Máy C-Sea TT1 – cấp cho các đảo nổi có trọng lượng 250 kg hoàn toàn phù hợp với điều kiện vận chuyển tại các điểm đảo, nhà giàn chật hẹp hiện tại. 
 
Anh Trần Vũ Thành cho biết: Hiện đã cơ bản nghiên cứu chế tạo hoàn thành máy C-Sea TT2 thiết kế riêng cho các đảo chìm và sẽ tiếp tục đưa ra các đảo để sử dụng thời gian tới, máy C-Sea TT2 có trọng lượng nhẹ hơn, khoảng từ 150-180kg. 
 
Máy ép rác C-Sea được thiết kế đơn giản tối ưu, chỉ với 3 nút bấm, tạo điều kiện cho bộ đội trên các đảo, nhà giàn dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Ngoài ra, đi kèm theo máy ép rác, các thành viên Câu lạc bộ cũng cung cấp số lượng lớn bao tải phân loại và dây thít. Theo đó, phế liệu sắt sẽ đựng trong bao màu đỏ, phế liệu nhựa sẽ đựng trong bao màu xanh. Với những khối ép hình chữ nhật kích thước dưới 1m3 sẽ dễ dàng và gọn gàng cho việc lưu trữ và vận chuyển vào đất liền.
 
Anh Trần Thái Sơn, Phó Chủ nhiệm Dự án chế tạo máy ép rác C-Sea cho biết: Để đảm bảo vệ sinh trong điều kiện lưu trữ lâu trên đảo, dự án còn cung cấp chế phẩm vi sinh xử lý vi khuẩn Mediapag-20 để phun lên bề mặt, nhằm diệt khuẩn. Chế phẩm này được Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương ứng dụng thành công trên đảo từ năm 2017.
Hoàng Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Máy ép rác C-Sea đầu tiên do Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương chế tạo chính thức vận hành

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

(Tin Môi Trường) - Gõ từ khóa “zalo web” lên công cụ tìm kiếm, top đầu kết quả trả về luôn có 2 địa chỉ “zaloweb.me” và “zaloweb.vn”. Đây đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng. Mỗi ngày đang có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này.

VACNE 30 năm
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI