»

Thứ tư, 22/01/2025, 13:50:30 PM (GMT+7)

700.000 thiên hà mới có thể ‘lộ diện’ trong năm 2013

(18:20:59 PM 02/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Mạng lưới kính thiên văn sử dụng sóng radio khổng lồ và hiện đại nhất thế giới mới được đưa vào sử dụng ở khu vực xa xôi hẻo lánh của Australia có thể phát hiện ra tới 700.000 thiên hà mới trong năm 2013.
Mạng lưới kính thiên văn vô tuyến khổng lồ ASKAP.

 

ASKAP bao gồm 36 ăng ten vô tuyến khổng lồ với đường kính 12 m, hoạt động đồng thời như một ăng ten duy nhất, giúp tìm kiếm những khu vực xa xôi nhất trong vũ trụ. Sử dụng sóng radio, ASKAP là niềm hy vọng của các nhà khoa học nhằm tìm hiểu bí ẩn lớn nhất đang hiện hữu trong vũ trụ mang tên: năng lượng tối.

 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, năng lượng tối chính là lực đẩy các thiên hà bay ra xa với tốc độ ngày càng tăng. Dù chưa ai có thể khẳng định chắc chắn năng lượng tối là gì nhưng người ta tin rằng, nó chiếm 73% toàn bộ vũ trụ rộng lớn. Tuy nhiên, bí ẩn này có thể sắp được giải đáp, khi người ta kết hợp dữ liệu thu thập từ ASKAP với sự mô phỏng trên máy tính.

 

Trên thực tế, sự tập trung những kính thiên văn đơn lẻ khổng lồ tạo cho ASKAP khả năng quan sát bầu trời vượt trội. Không dừng lại ở đó, ASKAP sẽ tìm thấy những thiên hà ở xa hơn đồng thời mở ra khả năng nghiên cứu chúng chi tiết hơn so với bất kể hệ thống kính thiên văn vô tuyến nào đang được sử dụng trên khắp thế giới.

 

Theo kế hoạch, sẽ có 2 cuộc khảo sát bầu trời quy mô lớn được tiến hành trong năm 2013 với tên gọi Wallaby và Dingo. Theo đó, Wallaby được kỳ vọng tìm thấy 600.000 thiên hà mới và Dingo sẽ tìm thấy thêm 100.000 thiên hà nữa. Phạm vi các thiên hà mới sẽ trải rộng hảng nghìn tỉ năm ánh sáng trong không gian bao la.

 

Đặc biệt, ASKAP còn cho phép kiểm tra lượng khí hydrogen trong các thiên hà, nhiên liệu chính để hình thành các ngôi sao. Từ đó, người ta phần nào xác định được sự thay đổi của thiên hà trong suốt 4 tỷ năm qua. Tuy nhiên, ASKAP chỉ là một phần của dự án đầy tham vọng mang tính toàn cầu, chính thức được đưa vào hoạt động trong năm 2019 mang tên Kilometre Array Square (SKA).

 

SKA là hệ thống kính viễn vọng giống với ASKAP nhưng được đặt ở Nam Phi, Australia và New Zealand. Đây sẽ là hệ thống kính viễn vọng radio lớn nhất thế giới, với khả năng quan sát vũ trụ bao la. Không chỉ kỳ vọng SKA sẽ tìm thấy những thiên hà mới mà thậm chí dấu vết sự sống ở những hành tinh xa xôi có thể bất ngờ được SKA phát hiện trong quá trình khám phá không gian.

 

Hồng Duy (Theo Infonet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 700.000 thiên hà mới có thể ‘lộ diện’ trong năm 2013

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

VACNE 30 năm
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI