»

Thứ năm, 21/11/2024, 21:13:58 PM (GMT+7)

Trồng rừng chống cát bay ven biển

(15:53:52 PM 03/09/2011)
(Tin Môi Trường) - Vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết.

phi[-]lao

Rừng phi lao trồng ven biển - Ảnh mih họa

 

Trong nhiều năm qua, vùng cát ven biển ở đây có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con người. Sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát nhảy, hoang mạc hóa là những mối đe dọa thường xuyên. Ngoài yếu tố khách quan, cũng không ít lý do chủ quan như việc phát triển sản xuất, đào hồ nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản... đã làm xáo trộn không ít cảnh quan, môi trường.



Xã Điền Môn (huyện Phong Điền) đã thành công mô hình trồng rừng trên cát. Để đối phó với nạn cát bay, cát lấp ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác và đời sống của người dân, trong 10 năm qua, xã Điền Môn đã trồng được 235 ha rừng, trong đó có 174 ha từ chương trình trồng rừng phòng hộ ven biển 661. Các diện tích rừng của xã Điền Môn ngoài cây trồng truyền thống là phi lao, nay phát triển cây keo lưỡi liềm và mới nhất là giống cây keo chống hạn. Trong năm 2010, Điền Môn đã trồng thêm gần 50 ha rừng mới; dự kiến từ nay đến cuối năm 2011. Điền Môn sẽ trồng rừng phủ xanh gần 100 ha đất cát còn lại để hoàn thành mục tiêu xanh hóa toàn bộ vùng cát ven biển của địa phương.



Ông Hồ Quyền, Chủ tịch UBND xã Điền Môn cho biết: Để trồng rừng trên cát có hiệu quả, UBND xã Điền Môn đã phân công cụ thể cho từng cán bộ của xã phụ trách bảo vệ rừng trồng hàng năm. Hiện nay, ngoài diện tích rừng phòng hộ do xã quản lý, có gần 150 hộ gia đình trồng và quản lý khoảng 134 ha rừng cây. Nếu 2 năm sau, cây vào độ thu hoạch, giá bán bình quân mỗi ha khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, ngoài ý nghĩa rừng phòng hộ, chống cát bay, cát lấp, rừng ở Điền Môn sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho người trồng.



Tại xã Phong Hải, diện tích rừng trồng trong những năm qua là lá chắn tốt nhất tránh tình trạng biển xâm thực và nạn cát bay, cát nhảy, nhằm giúp địa phương có điều kiện phát triển sản xuất một cách bền vững - ông Nguyễn Viết Từ, Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho biết như vậy. Đến nay, toàn xã đã tham gia trồng được 30 ha rừng. Diện tích này hiện được giao cho hộ gia đình, một số đơn vị, doanh nghiệp, đồn biên phòng đóng trên địa bàn trồng, chăm sóc bảo vệ. Tuy nhiên, do đất trồng rừng nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, và ảnh hưởng của hoạt động khai thác titan...nên tỉ lệ trồng rừng ở Phong Hải đạt thấp, mới chỉ khoảng 20% diện tích.



Hiện nay, bên cạnh tăng cường các loại thực vật hoang dại chống cát bay, cát lấp như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạc chìu, dứa dại...Thừa Thiên - Huế đã tìm ra được các loại giống cây trồng thích hợp cho việc phát triển rừng, làm đa dạng hóa thành phần loài cho thảm thực vật vùng cát phòng hộ ven biển. Cơ cấu giống cây trồng cho các địa phương vùng cát ven biển gồm: keo lưỡi liềm chiếm 78,4% diện tích, keo lá tràm chiếm 7,2%, phi lao chiếm 6%, còn lại là các loài cây khác như dứa, hóp...

Quốc Việt/TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trồng rừng chống cát bay ven biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI