Rừng nghiến giữa Vườn quốc gia Ba Bể đang bị tàn phá
(20:27:44 PM 12/04/2012)
Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Vườn Quốc gia Ba Bể, trong khoảng thời gian từ đầu Tết Nguyên đán đến nay, khu vực quần thể du lịch Ao Tiên thuộc xã Nam Mẫu đã có 8 cây nghiến mới bị chặt hạ. Lực lượng Kiểm lâm của Vườn đã phát hiện và báo cáo cơ quan Công an huyện Ba Bể phối hợp tịch thu tang vật. Ngày 3/4, cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Ba Bể đã có quyết định xử lý vật chứng, giao cho Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể quản lý đồng thời khởi tố điều tra vụ án.
Ông Đồng Minh Thắng, Trạm Trưởng trạm Kiểm lâm khu vực bờ hồ Ba Bể cho biết: "Mặc dù chúng tôi đã tổ chức lực lượng tuần tra, mật phục 24/24 tại các điểm có vi phạm, nhưng do các đối tượng bố trí người theo dõi, canh gác từ xa nên việc bắt quả tang là rất khó. Hơn nữa, do lực lượng mỏng, chỉ có 3 người canh gác cho một vùng hồ rộng lớn hơn 10.000 ha và những kẻ phá rừng thường chọn thời điểm “ra tay” vào những ngày lễ, Tết nến rất khó để anh em đeo bám".
Những cây nghiến bị chặt trong khu vực Ao Tiên có đặc điểm chung là nằm ngay gần so với mặt hồ, vì vậy các đối tượng rất dễ vận chuyển xuống thuyền để đi ra ngoài vùng lõi. Mặc dù báo cáo của lực lượng Kiểm lâm VQG Ba Bể tại khu vực này chỉ có 8 cây nghiến bị chặt hạ. Nhưng tại hiện trường có nhiều cây nghiến hàng trăm năm tuổi đã bị chặt hạ từ những năm trước bị vứt lại. Điều này cho thấy, không phải đến nay rừng ở khu vực Ao Tiên mới bị xâm hại, tàn phá.
Chưa tính đến nhiều cây nghiến tại vùng lõi của VQG bị chặt hạ từ những năm trước bị mất do chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, Vườn quốc gia Ba Bể đã phát hiện 31 cây nghiến bị chặt hạ, tổng khối lượng lên đến hàng trăm m3. Đây đều là những cây gỗ quý hiếm có tuổi đời hàng trăm đến hàng nghìn năm tuổi. Số cây bị chặt phá tập trung chủ yếu ở những điểm nóng về tình trạng phá rừng trái phép quanh khu vực hồ Ba Bể như thôn Đáng Đen, Cốc Lùng xã Cao Thượng (2 cây nghiến); khu vực cột mốc 48, 62 giáp ranh với xã Nam Cường huyện Chợ Đồn (14 cây nghiến); khu vực Quảng Khê (5 cây nghiến) và địa bàn xã Nam Mẫu (ngoài 8 cây nghiến bị chặt ở Ao Tiên còn có 2 cây ở thôn Cốc Tộc).
Việc phá rừng tại Vườn QG Ba Bể trong 1 thời gian dài có nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng ở đây đó là các đối tượng khai thác rừng trái phép ngày càng tinh vi và manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng Kiểm lâm khi các hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép bị phát hiện. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, tại VQG Ba Bể đã có 2 vụ lâm tặc tấn công Kiểm lâm và gây thương tích.
Cụ thể, ngày 15/2 cán bộ Trạm Kiểm lâm Đồng Phúc phát hiện vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật đã bị “lâm tặc” đánh gây thương tích. Tiếp đó ngày 25/2, lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể cũng bị “lâm tặc” dùng dao đe doạ, khống chế khi phát hiện có hiện tượng khai thác lâm sản trái phép.
Ngoài ra, việc bắt giữ được các đối tượng khai thác gỗ trái phép là rất khó bởi chúng sẵn sàng bỏ lại toàn bộ tang vật và phương tiện khi bị phát hiện để bỏ chạy. Mới đây nhất, sáng ngày 6/3, trạm kiểm soát thôn Cốc Tộc, xã Nam Cường đã mật phục 3 đối tượng đi xe máy chở gần chục thớt gỗ nghiến thì bị chúng phát hiện, bỏ lại xe và thớt chạy lên rừng. Từ vụ việc này cho thấy việc vận chuyển, khai thác lâm sản trái phép trong khu vực Vườn quốc gia đã và đang diễn ra hết sức phức tạp.
Trao đổi với chúng tôi về công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thới gian qua, ông Nông Đình Khuê, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Ba Bể cho biết: "Sau khi tình trạng phá rừng xảy ra, từ ngày 15/3 chúng tôi đã chi gần 150 triệu đồng từ nguồn tiết kiệm chi để thành lập 4 đội truy quét gồm 41 người trong thời gian 2 tháng (bồi dưỡng mỗi người 50.000 đồng/ngày), trong đó có sự phối hợp của lực lượng Công an, Hạt Kiểm lâm các huyện và chính quyền các xã trên địa bàn Vườn quốc gia Ba Bể".
Một trong những giải pháp khác cần được tính đến là việc cần có thêm chế tài quản lý số cưa lốc trong các hộ dân và các xưởng gỗ nhỏ lẻ. Ông Nông Văn Hoành, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Mẫu cho biết: Mức độ huỷ hoại rừng của cưa lốc là rất lớn. Chỉ khoảng hơn 1 giờ đồng hồ là đã có thể đốn hạ 1 cây nghiến hàng trăm năm tuổi có đường kính 1m. Tuy vậy, không thể cấm người dân mua cưa lốc để sử dụng trong gia đình hay vào mục đích khác. Hiện nay chưa thể thống kê được số cưa lốc trong các hộ dân nhưng số lượng là khá lớn.
Theo ông Nông Đình Khuê, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng phá rừng gia tăng ở Vườn Quốc gia Ba Bể là do Dự án 661 giao rừng cho các hộ dân bảo vệ, với kinh phí hỗ trợ là 100 nghìn đồng/1 ha đã kết thúc. Khi còn Dự án, người dân được trực tiếp hưởng lợi nên quan tâm, có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ rừng. Từ năm 2011 đến nay, khi Dự án này kết thúc cũng là lúc tình trạng phá rừng diễn ra phức tạp hơn.
Thiết nghĩ, việc vận động người dân vào cuộc cùng chung sức giữ rừng sẽ là giải pháp bên vững hơn cả, trước mức độ tàn phá ngày càng táo tợn của lâm tặc tại Vườn quốc gia Ba bể thời gian gần đây. Đã đến lúc cần có thêm giải pháp và sự manh tay hơn nữa từ chính quyền địa phương, cũng như các lực lượng chức năng trong bảo vệ rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.