Nghệ An: Truy quét khoáng tặc, lâm tặc
(17:19:25 PM 24/11/2011)
Lực lượng truy quét quay tời để đưa tàu khai thác vàng ra khỏi sông Hiếu - Ảnh: VŨ TOÀN |
Hai đội công tác đặc biệt của Phòng cảnh sát môi trường (PC49) Công an Nghệ An tham gia những đợt truy quét vừa diễn ra. Mờ sáng 17/11, thượng tá Nguyễn Viết Nhi - phó trưởng PC49 (phụ trách đội công tác đặc biệt số 2) - và lực lượng truy quét gồm 50 cán bộ chiến sĩ công an huyện, xã đã đứng bên bờ sông Hiếu thuộc địa bàn xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn, bên quốc lộ 48A. Vừa lúc, hàng chục người làm thuê trên tàu từ vách rừng cheo leo bất ngờ ào xuống hai con tàu cuốc (khai thác vàng trái phép) đang neo bên bờ sông, la hét, van nài. Lực lượng truy quét vẫn kiên nhẫn triển khai công việc kéo tàu rời bờ sông trong lúc những tốp người làm thuê lại lao xuống giằng co và văng những lời mạt sát.
Vật lộn với hai tàu cuốc
Biết trước những sự cố sẽ xảy ra, thượng tá Nhi vẫn kiên quyết chỉ đạo anh em khẩn trương vào cuộc. Nhưng lúc đó, cả hai con tàu đều bị chủ tàu tháo dỡ những bộ phận quan trọng khiến tàu không thể nổ máy. Tình thế buộc thượng tá Nhi điều động toàn bộ lực lượng truy quét lên bờ hội ý gấp. Anh yêu cầu chủ tịch UBND xã Nghĩa Thịnh vận động người làm thuê ở địa phương phải rời khỏi hai tàu.
"Thương tâm nhất là hai học sinh tiểu học ở xóm 1, xã Nghĩa Thịnh theo mẹ ra bến sông nhưng bị sẩy chân sa vào hố đào vàng sâu hàng chục mét, bị chết đuối"
Thượng tá Nguyễn Viết Nhi |
Tiếp đó, anh điện thoại nhờ lực lượng bổ sung đi tìm phương tiện bị tháo dỡ để thay thế nhằm khởi động tàu. Còn người dân làm thuê đứng ngồi trên bờ sông thách thức: “Đã cầu ma sông rồi. Ma sông giữ chặt tàu rồi. Đố mà lôi tàu đi được đấy”. Đã gần trưa, không còn cách nào hơn, thượng tá Nhi trực tiếp xuống tàu chỉ đạo lực lượng truy quét phải dùng tay quay tời. Mãi đến 14g, guồng tàu bắt đầu nhích khỏi lòng sông.
Nhìn ra dòng sông ngổn ngang những cồn cát sỏi, dòng sông bị xé nhỏ từng khúc, thượng tá Nhi nói: “Mười năm trước, một số vàng tặc từ Hà Tây, Thái Nguyên, Nam Định vào đây khai thác thủ công. Do biết trữ lượng vàng sa khoáng khá cao, họ quay về đóng tám tàu cuốc rồi đưa vào hạ thủy đào đãi vàng. Từ đó, sông Hiếu bị biến dạng nghiêm trọng đến mức không còn là sông nữa. Dòng chảy thúc vào bờ gây sụt lở 30ha đất trồng màu. Một số nhà dân phải di dời khẩn cấp. Chúng tôi đã tịch thu sáu tàu. Đợt này phải kiên quyết đưa hai tàu này ra khỏi điểm đen trên sông Hiếu”.
Ngược rừng Còn Tìu
Rời quốc lộ 7A, chúng tôi theo đội công tác đặc biệt số 1 của PC49 đi thuyền máy ngược lòng hồ thủy điện Bản Vẽ trong hai giờ rồi rẽ lên suối Khe Kẹp, đột nhập vùng rừng phòng hộ Còn Tìu thuộc bản Sàn, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương.
Đại tá Trần Hồng - trưởng PC49 - cùng các chiến sĩ cảnh sát môi trường, cán bộ lâm nghiệp, địa chính xã Hữu Khuông lần lượt leo lên thân cây nhỏ như cánh tay, khấc từng bậc để trèo lên dông rừng. Bên lối mòn dẫn lên dông rừng là những trại xiêu vẹo của lâm tặc vừa mới tháo chạy. Chúng tôi dừng lại bên những gốc cây mới bị đốn hạ còn hăng mùi gỗ.
Đội truy quét quyết định truy tìm số gỗ bị chặt phá trong rừng Còn Tìu. Đại tá Trần Hồng lập tức cho thuyền xuôi về chân đập thủy điện Bản Vẽ. Tại đây, sau khi phát hiện một bè gỗ đang dập dềnh trong nước phía bên bờ lòng hồ, đội truy quét vòng thuyền máy trở lại kiểm tra. Đúng như dự đoán, hai bè gỗ khác ẩn giấu trong bờ khe lòng hồ đã bị phát hiện. Toàn bộ ba bè gỗ này đều không có dấu búa kiểm lâm.
Trên bè gỗ, anh Nguyễn Văn Bình, đại diện hợp tác xã Hoa Nguyệt (huyện Con Cuông), nêu lý do “số gỗ này khai thác từ lâu, sở dĩ kiểm lâm chưa đóng dấu búa là do từ khi khai thác đến nay gỗ bị chìm nghỉm trong nước”. Nhưng khi đoàn công tác dẫn anh Bình đến bè gỗ đang phơi cách mặt nước vừa bị phát hiện, hỏi bè gỗ này sao không thấy dấu búa kiểm lâm, Bình im lặng.
Sau khi nước lòng hồ thủy điện đạt cao trình 200m nhưng rừng trong lòng hồ vẫn bị chặt phá, bí thư Huyện ủy Tương Dương Lương Thanh Hải đã hai lần có công văn đề nghị các cơ quan chức năng dừng ngay việc khai thác gỗ trong lòng hồ.
Trao đổi vụ việc này, ông Hải nói: “Trong nhiều cuộc họp tôi nhắc rồi nhưng họ vẫn không nghe. Đến khi huyện ủy phải ra công văn ngày 28-9 yêu cầu chấm dứt việc khai thác gỗ bừa bãi nhưng rừng trong lòng hồ vẫn bị chặt phá. Nóng ruột quá, ngày 19/10 huyện ủy ra tiếp công văn thứ hai yêu cầu cơ quan chức năng phải có biện pháp chấm dứt việc chặt phá rừng, đồng thời kiểm điểm một số cán bộ trọng trách nhưng đến nay vẫn không thấy cơ quan chức năng báo cáo gì”.
Khi đang viết bài này, chúng tôi nhận được tin PC49 đã huy động lực lượng đội 1 vận chuyển toàn bộ số gỗ của hợp tác xã Hoa Nguyệt đang neo trong lòng hồ thủy điện lên bờ và ra quyết định tạm giữ số gỗ này. Đội 2 vừa bắt xe vận chuyển 9,335m3 gỗ pơmu (gỗ nhóm 2A) tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. PC49 đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố điều tra hai vụ án này.
Tỉnh phải huy động lực lượng cảnh sát môi trường vào cuộc “Tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản không giảm nên Công an Nghệ An đề xuất UBND tỉnh quyết định thành lập hai đội công tác đặc biệt do PC49 làm chủ công với một số chuyên viên thuộc các sở Tài nguyên - môi trường, Lao động - thương binh và xã hội, Công thương để mở chiến dịch truy quét khoáng tặc và lâm tặc. Sau gần bốn tháng truy quét, hai đội của PC49 đã tịch thu tám tàu cuốc, hai máy xúc, 10 tấn quặng thiếc và nhiều phương tiện khai thác trái phép trị giá 5 tỉ đồng; phát hiện 70 trường hợp vi phạm, xử phạt gần 2 tỉ đồng; bắt tạm giam năm đối tượng chống người thi hành công vụ, biển thủ tài sản; bắt tiếp hai đối tượng tàng trữ 2,5 tấn thuốc nổ và 2.000 kíp nổ; đánh sập hầm đào vàng sâu hàng trăm mét, nơi thường có 300 người dân đu dây vào đây đào vàng rất nguy hiểm”. Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Đức Phước |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.