Nâng cao năng lực quản lý rừng cộng đồng
(21:05:08 PM 01/11/2013)Ảnh minh họa
Báo cáo đề dẫn tại hội thảo nêu rõ, rừng cộng đồng tồn tại từ lâu đời, nó gắn với lợi ích tập thể của người dân, gắn với tâm linh, tự do tín ngưỡng của cộng đồng. Quản lý rừng cộng đồng hiện là một trong những loại hình ngày càng có vị trí quan trọng và hiệu quả trong phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam . Theo ông Vũ Đức Thuận, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Sơn La, rừng cộng đồng trong cả nước nói chung và tỉnh Sơn La được phân thành 3 loại: Rừng và đất do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống tự nhiên từ nhiều đời nay; rừng và đất được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng; rừng và đất rừng do các tổ chức, cơ quan nhà nước, các nông lâm trường giao khoán cho cộng đồng. Hiện nay, rừng cộng đồng được quản lý theo các hình thức chính là quản lý theo dòng tộc, theo dân tộc; quản lý rừng theo thôn, bản và quản lý rừng theo nhóm hộ, sở thích.
Các đại biểu đã chỉ ra một số hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện quản lý rừng cộng đồng. Đó là cộng đồng dân cư thôn, bản chưa hội đủ các điều kiện được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 để có tư cách pháp nhân. Vì vậy, nếu giao rừng cho cộng đồng dân cư, khi xảy ra tranh chấp dân sự với chủ thể khác hoặc có vi phạm pháp luật thì cơ quan chức năng không thể giải quyết được. Cơ chế, chính sách hưởng lợi, quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư cũng còn nhiều bất cập. Các chính sách liên quan đến quyền hưởng lợi rừng, nhất là hưởng lợi gỗ trong giao rừng tự nhiên chưa có quy định rõ ràng. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật khá phức tạp khiến cộng đồng khó có thể tiếp cận.
Các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. Ông Lê Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đề nghị, phải tiến hành rà soát và điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, trong đó có cả quy hoạch của từng cộng đồng theo hướng phân chia thành các loại rừng khác nhau như rừng cung cấp gỗ, rừng bảo vệ nguồn nước… Các cơ quan chức năng cần tiến hành nghiên cứu và ban hành cụ thể về cơ chế, chính sách hưởng lợi cho các chủ rừng nhằm khuyến khích mọi thành phần tham gia nhận đất, nhận rừng để quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh hiệu quả. Các ý kiến khác tại hội thảo cho rằng, cần tăng cường công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ rừng tới cộng đồng và người dân, thực hiện xã hội hóa thông qua việc xây dựng quy ước, tăng cường lực lượng kiểm lâm chuyên trách giúp cộng đồng giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lý các vi phạm.
Từ thực tế cho thấy, để quản lý bảo vệ có hiệu quả và bền vững thì cần có sự tham gia tích cực của người dân và cộng đồng sống liền rừng. Giao đất giao rừng cho cộng đồng sẽ giúp phát huy kinh nghiệm và truyền thống của cộng đồng để quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn. Từ đó, người dân biết lồng ghép và phát huy kiến thức bản địa của cộng đồng với các quy định của quản lý lâm nghiệp trong việc bảo vệ rừng lịch sử, văn hóa truyền thống của cộng đồng.
Tại Sơn La, từ năm 2001 đến năm 2006, trên địa bàn 11 huyện, thị xã đã triển khai hoàn thành công tác giao đất lâm nghiệp với tổng diện tích hơn 917.000 ha.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.