Điện Biên: Có hiện tượng cả bản "rủ nhau phá rừng" làm nương
(20:57:28 PM 03/03/2013)Điện Biên: Có hiện tượng cả bản "rủ nhau phá rừng" làm nương - Ảnh minh họa
Ông Lò Văn Hoà - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: mặc dù thời tiết đầu năm 2013 được coi là khá thuận lợi, mưa đều và rải rác toàn tỉnh làm dịu đi nguy cơ cháy rừng, tuy nhiên lực lượng kiểm lâm trong toàn tỉnh vẫn triển khai các biện pháp quyết liệt làm giảm thấp nhất các vụ cháy trong mùa cao điểm. Toàn bộ quân số trong lực lượng đều đã được huy động xuống địa bàn. Ban lãnh đạo đơn vị không giải quyết cho bất cứ trường hợp nào nghỉ phép để tập trung quân số và duy trì chế độ trực ở mức cao nhất, đồng thời duy trì chế độ báo cáo hàng ngày. Tỉnh Điện Biên tiếp tục triển khai phương châm coi trọng phòng cháy hơn chữa cháy. Cho đến thời điểm này, 100% các thôn bản, chính quyền các xã đã triển khai việc tuyên truyền phóng chống cháy rừng và ký cam kết tới từng hộ dân, từng thôn bản. Theo nhận định của cơ quan chuyên môn thì giai đoạn tháng 3- 4 hàng năm là thời kỳ cao điểm dễ xảy ra cháy nhất. Các địa bàn trọng điểm trong tỉnh được xác định là những khu rừng tái sinh tại các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông và Mường Ảng do rừng còn non, độ ẩm thấp, rừng mọc xen lẫn cỏ tranh và lau lách nhiều.
Năm 2012, trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra 42 vụ cháy rừng, làm thiệt hại trên 57 ha, trong đó có gần 34 ha rừng tự nhiên và trên 23 ha rừng trồng. Từ đầu năm 2013 đến nay, đã xảy ra 1 vụ cháy tại huyện Mường Ảng, song thiệt hại không đáng kể và một vài vụ cháy thảm thực vật khác. Nguyên nhân của các vụ cháy được xác định do người dân thiếu ý thức khi đốt nương làm rẫy. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành Kiểm lâm tỉnh thì hiện tại không chỉ do trình độ dân trí thấp của đồng bào, mà lý do chính vẫn là do khó khăn trong điều kiện canh tác, thiếu đất sản xuất. Đặc biệt, đã xảy ra hiện tượng phá rừng tập thể với tư tưởng là “không thể bắt cả bản đi tù được”, điển hình là vụ phá rừng làm nương tại địa bàn xã Pú Nhi (huyện Điện Biên) thuộc khu vực giáp với huyện Mường Ảng từ trước Tết Quý Tỵ. Khi Kiểm lâm địa bàn phát hiện và ngăn chặn đã bị một số đối tượng đuổi đánh. Hiện chính quyền địa phương đã thành lập đoàn công tác liên ngành đi xác minh điều tra, làm rõ nguyên nhân và mức độ thiệt hại để xử lý.
Để phòng chống và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng trong mùa khô hanh 2012- 2013, ngành Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở triển khai một số nhiệm vụ cấp bách gồm: Tham mưu cho chính quyền cơ sở đánh giá công tác phòng chống cháy rừng, rút ra bài học kinh nghiệm và triển khai các biện pháp phòng chống trong mùa khô; tổ chức ký cam kết phòng cháy chữa cháy rừng giữa chủ tịch UBND huyện với chính quyền xã, phường, giữa chính quyền cơ sở với các thôn bản và trực tiếp tới hộ gia đình; kiện toàn ban chỉ đạo các cấp, bổ sung các phương án phòng chống theo phương châm “4 tại chỗ”; hạt kiểm lâm địa bàn tổ chức lịch trực ban 24/24 giờ, bắt đầu từ 1/11/2012 đến tháng 5/2013; tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra tại cơ sở, nhất là các điểm nóng về tình trạng cháy rừng, phá rừng và khai thác lâm sản trái phép; bố trí lực lượng canh phòng ở những khu vực trọng điểm, phát hiện sớm điểm cháy và phối hợp các lực lượng xử lý kịp thời, không để đám cháy lan rộng; chế độ báo cáo được tỉnh yêu cầu triển khai nghiêm túc, trong đó qui định các đơn vị phải cáo cáo vào 16 giờ hàng ngày bằng điện thoại, báo cáo hàng tuần tổng hợp có chữ ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.