Cao Bằng nỗ lực phòng chống cháy rừng
(07:44:02 AM 19/03/2014)Ảnh minh hoạ :TL
Nguyên nhân chính là vào thời điểm từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, là lúc thời tiết khô hanh nhất, trời lại lạnh, nên người đi rừng thường đốt củi để sưởi, xong không dập lửa làm cháy lan vào rừng; đây cũng là mùa đốt nương làm rẫy của đồng bào nên rất khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa còn hạn chế, đời sống còn quá khó khăn nên chưa quan tâm đến công tác quản lý, phát triển rừng. Số lượng cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn ít, năng lực chuyên môn lại hạn chế, vì vậy chưa phát huy hết trách nhiệm của mình với công việc được giao. Ngoài ra, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy còn thiếu thốn, mới chỉ trang bị được một số máy thổi gió, máy cưa xăng, máy cắt thực bì, chưa xây dựng được các bể chứa nước chuyên chữa cháy, trụ sở làm việc của các hạt kiểm lâm.
Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có trên 339.000 ha đất có rừng; trong đó rừng tự nhiên chiếm gần 316.800 ha, rừng trồng hơn 22.200 ha, độ che phủ rừng đạt trên 50,7%. Để hạn chế tình trạng cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng đang triển khai nhiều giải pháp như thực hiện phương châm 4 tại chỗ: Lực lượng chống cháy, hậu cần, phương tiện và chỉ huy tại chỗ nhờ phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong bảo vệ rừng của bà con nhân dân. Ngoài ra, Chi cục còn bố trí lực lượng kiểm lâm tuần tra canh phòng thường xuyên trong các vùng trọng điểm hay xảy ra cháy, trên chòi canh, trực 24/24h để tiếp nhận thông tin báo cháy rừng và các hành vi vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt là tại các khu rừng đặc dụng có nhiều muông thú; đồng thời thực hiện công tác giao khoán đất rừng cho dân trực tiếp khoanh nuôi quản lý, làm cam kết với các hộ, thôn, bản nếu vi phạm sẽ đưa ra kiểm điểm, giáo dục kỷ luật; trường hợp gây thiệt hại nặng sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.