Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh hoạ :TL
Nguyên nhân chính là vào thời điểm từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, là lúc thời tiết khô hanh nhất, trời lại lạnh, nên người đi rừng thường đốt củi để sưởi, xong không dập lửa làm cháy lan vào rừng; đây cũng là mùa đốt nương làm rẫy của đồng bào nên rất khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa còn hạn chế, đời sống còn quá khó khăn nên chưa quan tâm đến công tác quản lý, phát triển rừng. Số lượng cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn ít, năng lực chuyên môn lại hạn chế, vì vậy chưa phát huy hết trách nhiệm của mình với công việc được giao. Ngoài ra, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy còn thiếu thốn, mới chỉ trang bị được một số máy thổi gió, máy cưa xăng, máy cắt thực bì, chưa xây dựng được các bể chứa nước chuyên chữa cháy, trụ sở làm việc của các hạt kiểm lâm.
Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có trên 339.000 ha đất có rừng; trong đó rừng tự nhiên chiếm gần 316.800 ha, rừng trồng hơn 22.200 ha, độ che phủ rừng đạt trên 50,7%. Để hạn chế tình trạng cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng đang triển khai nhiều giải pháp như thực hiện phương châm 4 tại chỗ: Lực lượng chống cháy, hậu cần, phương tiện và chỉ huy tại chỗ nhờ phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong bảo vệ rừng của bà con nhân dân. Ngoài ra, Chi cục còn bố trí lực lượng kiểm lâm tuần tra canh phòng thường xuyên trong các vùng trọng điểm hay xảy ra cháy, trên chòi canh, trực 24/24h để tiếp nhận thông tin báo cháy rừng và các hành vi vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt là tại các khu rừng đặc dụng có nhiều muông thú; đồng thời thực hiện công tác giao khoán đất rừng cho dân trực tiếp khoanh nuôi quản lý, làm cam kết với các hộ, thôn, bản nếu vi phạm sẽ đưa ra kiểm điểm, giáo dục kỷ luật; trường hợp gây thiệt hại nặng sẽ bị xử lý theo pháp luật.