Bức tường xanh ngăn chặn biển xâm lấm
(23:14:34 PM 17/06/2011)
Đại Hợp là xã ven biển huyện Kiến Thụy, Hải Phòng có tuyến đê yếu nhất dài 4,2km. Năm 1998, Đại Hợp tiếp nhận và thực hiện dự án "Trồng rừng ngập mặn - Phòng ngừa thảm họa" của Hội CTĐ Việt Nam.
Sau 12 năm, Đại Hợp đã trồng được 420ha rừng cây trang, đước và cây bần có chiều cao 5-12m dọc theo đê, lớp rừng chắn sóng chỗ mỏng nhất cũng đạt 500m, chỗ dày nhất 1.500m.
Từ ngày có "bức tường xanh" rừng ngập mặn, người dân địa phương ít phải lo lắng mỗi khi mùa mưa bão đến. Rừng ngập mặn tạo thảm thực vật phong phú, góp phần khôi phục, cân bằng hệ sinh thái ven biển.
"Bức tường xanh" rừng ngập mặn mang lại lợi ích lớn cho dân nghèo trong xã. Vào mùa cây ngập mặn ra hoa, người dân đã lấy mật từ hàng ngàn tổ ong. Hải sản tự nhiên ngày càng phong phú về chủng loại, cá bống, cá bớp, cua biển sinh sôi và phát triển nhanh. Nguồn lợi được khai thác từ rừng ngập mặn hằng năm đạt 4-5 tỷ đồng, góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ.
Năm 1994, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai chương trình "Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng đồng" với sự tài trợ của Hội CTĐ Đan Mạch.
Địa phương đầu tiên được lựa chọn là Thái Bình, sau đó mở rộng ra Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh... Đến nay, chương trình đã chi 8,88 triệu USD, trồng được 9.462ha rừng, trong đó có 8.961ha rừng ngập mặn tại 166 xã, tạo thành bức tường xanh bảo vệ khoảng 100km đê.
Ngoài trồng rừng, chương trình tổ chức tập huấn cho hơn 300.000 học sinh, giáo viên, tình nguyện viên và các phường, xã về phòng ngừa thảm họa. Có khoảng 350.000 người hưởng lợi trực tiếp và khoảng 2 triệu người hưởng lợi gián tiếp từ việc bảo vệ tốt hơn của rừng ngập mặn.
"Bức tường xanh" rừng ngập mặn đã tác động đáng kể làm giảm thiểu rủi ro thảm họa, giúp người dân sống ven biển tăng thu nhập từ việc thu lượm thủy, hải sản (tôm, cua, sò, ngao, hàu..) lên từ 209% đến 789%. Hiệu quả lớn nhất theo tính toán đến năm 2025, "Bức tường xanh" sẽ hấp thụ được ít nhất 16,3 triệu tấn CO2.
Cuối tháng 4-2011, Hội CTĐ Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội CTĐ Nhật Bản và Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tiếp tục triển khai dự án trồng rừng ngập mặn đến năm 2015 tại 10 tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc và Hòa Bình với tổng kinh phí thực hiện gần 57 tỷ đồng.
Nước ta sẽ có thêm hàng nghìn héc ta rừng ngập mặn ngăn chặn sự xâm lấn của biển, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế cho người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia nhận định nhiều khả năng năm nay sẽ là năm ấm nhất được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng. Thời gian qua, nhiều cơn siêu bão xuất hiện với sức tàn phá khủng khiếp và đạt cấp độ cao nhất của các thang đo bão.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.