Biến đổi khí hậu: Bạc Liêu trồng rừng, gây bồi, tạo bãi ven biển
(10:25:28 AM 16/04/2018)(Tin Môi Trường) - Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo vệ hệ thống đê biển, bảo tồn đa dạng sinh học, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều dự án trồng rừng, chống xói lở, gây bồi, tạo bãi tại các điểm bị sạt lở trên địa bàn tỉnh.
>> Hiệu quả từ mô hình trồng rừng trên núi đá tại Ninh Thuận >> Dân góp cây trồng rừng >> Khởi động Chiến dịch trồng rừng innisfree - WWF tại Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen >> Cà Mau: Xác minh vụ tự ý vận động tiền trồng rừng >> Sau cháy rừng Amazon, các nước cần di tản dân ven biển "trước khi quá muộn"
Ảnh minh hoạ: IE
Cụ thể, tỉnh triển khai 3 dự án gây bồi, tạo bãi, trồng rừng có tổng chiều dài hơn 20km, trong tổng chiều dài bờ biển Bạc Liêu là 54 km. Dự án 1 và 2 được thực hiện trên địa bàn các xã Vĩnh Hậu và Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), xã Long Điền Đông và thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) với diện tích gần 150 ha, kéo dài gần 12km, chiều rộng trồng rừng mới từ 150 – 200m, tính từ mép rừng cũ ra biển; dự án 3 được thực hiện tại thành phố Bạc Liêu với hơn 200ha, ở phường Nhà Mát và các xã Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông.
Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thành Trung cho biết trên địa bàn tỉnh hiện nay có 3 điểm có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng, ngoài ra vẫn còn có một số đoạn bắt đầu có dấu hiệu không bình thường do biến đổi khí hậu. Việc sạt lở gây ảnh hưởng đến cây trồng, đai rừng phòng hộ cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân tại các khu vực này. Đối với các khu vực có ít sóng, tỉnh đã cho triển khai dự án xây dựng đê mềm để gây bồi, tạo bãi và trồng lại rừng. Trên thực tế, khi thực hiện dự án này bước đầu đã thành công và có hiệu quả, gây được bồi, tạo được bãi nhưng đã qua 3 lần trồng rừng vẫn chưa thành công (đê biển Nhà Mát). Qua đó cho thấy, việc gây bồi, tạo bãi nhanh dẫn đến nền đất chưa ổn định nên chưa thể trồng được cây.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ thực hiện thêm một phương án nữa là để việc gây bồi, tạo bãi cho đến khi nền đất đã ổn định thì sẽ cho trồng lại rừng. Đối với những vị trí có nhiều sóng to, lớn như thị trấn Gành Hào, tỉnh đã áp dụng phương pháp đê cứng để chống và phá sóng từ xa. Bước đầu áp dụng giải pháp đê cứng cũng đã thành công, gây được bồi, tạo được bãi; tiếp theo, tỉnh vẫn sẽ sử dụng phương án khi nào việc gây bồi, tạo bãi ổn định thì sẽ tiến hành trồng rừng. Chủ tịch UBND tỉnh nhận định, việc xuất hiện số lượng cây mắm mọc tự nhiên và phát triển tốt tại các khu vực bãi bồi là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ các dự án đã phát huy được tác dụng trong việc khôi phục lại đê rừng phòng hộ ven biển của tỉnh.
Bạc Liêu cũng đã kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương dựa trên tình hình thực tế của địa phương để nghiên cứu, hỗ trợ thêm kỹ thuật và hỗ trợ thêm kinh phí để tỉnh có đủ nguồn lực thực hiện nhanh các giải pháp này, đặc biệt là giữ được rừng phòng hộ bảo vệ cuộc sống của người dân.
Việc thực hiện các dự án này nhằm tạo tiền đề, thí điểm, rút kinh nghiệm để thực hiện gây bồi, tạo bãi, trồng rừng trên toàn tuyến ven biển Bạc Liêu. Đây là một trong những giải pháp lâu dài và là nỗ lực của tỉnh trong ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.
Nhật Bình-TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.