Áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng Trung Trường Sơn
(17:06:15 PM 03/01/2012)
Ảnh minh họa
Theo đó, các hoạt động kinh tế-xã hội tại Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế trong 50 năm qua như phát triển thủy điện, mở rộng diện tích cây cao su, khai khoáng và săn bắt động vật, cháy rừng... đã và đang gây áp lực rất lớn đối với diện tích rừng thuộc Dự án Sáng kiến bảo tồn hành lang đa dạng sinh học nơi đây.
Đặc biệt, hiện ở 3 địa phương có tới 86 nhà máy thủy điện với tổng công suất 1.949 MW. Hầu hết hệ thống thủy điện đều nằm tại các huyện miền núi, nơi tập trung các loại rừng phòng hộ hoặc khu bảo tồn thiên nhiên. Các công trình xây dựng đập thủy điện dẫn tới mất rừng và ảnh hưởng đến môi trường nước làm tăng thêm nguy cơ đối với các khu rừng, không chỉ xảy ra xung quanh khu vực thi công mà cả diện tích lân cận, nơi tiến hành khảo sát địa hình, địa chất.
Theo tính toán của các chuyên gia, thu hồi đất để xây dựng thủy điện đòi hỏi phải mất từ 5-7ha cho mỗi 1 MW. Như vậy, tổng số đất phải thu hồi phát triển thủy điện trong thời gian tới ở Quảng Nam sẽ là 4.900ha, Thừa Thiên-Huế 400ha và Quảng Trị 240ha. Do đó, các khu tái định cư cho các hộ dân phải di dời cần nhiều đất hơn nữa, sẽ tác động tiêu cực đến khu vực rừng gần đó, bởi phải cắt bớt diện tích rừng bổ sung cho sản xuất nông nghiệp.
Một trong những áp lực khá lớn nữa đối với tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học tại khu vực Trung Trường Sơn, đó là phát triển diện tích cây cao su đang gia tăng nhanh chóng. Trong đó Quảng Trị có 16.289ha, Thừa Thiên-Huế 8.891ha, Quảng Nam 5.996ha và đều tập trung tại các địa bàn trung du và miền núi. Theo kế hoạch phát triển đến năm 2015, các trang trại cao su sẽ mở rộng với mục tiêu 20.000ha ở Quảng Trị, 13.000ha ở Quảng Nam và 10.500ha ở Thừa Thiên-Huế. Chưa kể gần 10.000 ha cây cà phê sẽ hình thành tại những khu đất chưa sử dụng chạy dọc theo đường Hồ Chí Minh.
Cũng trong 10 năm qua, tổng diện tích rừng bị cháy và khai thác trái phép trên địa bàn 3 tỉnh này gần 3.700ha, đang thu hẹp và suy giảm nhanh chóng chất lượng rừng. Đồng thời, hoạt động khai khoáng diễn ra hầu hết mọi nơi trong các huyện của 3 tỉnh thuộc Dự án Sáng kiến bảo tồn hành lang đa dạng sinh học nơi đây. Song điểm nóng nhất là khai thác vàng trái phép chẳng những gây mất rừng, suy thoái cảnh quan mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và trật tự xã hội, đã trở thành vấn nạn mà chính quyền địa phương khó có thể kiểm soát nổi.
Vì vậy, để giảm áp lực đang đe dọa đến sự suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học tại 3 tỉnh nói trên, trước hết các cấp quản lý tại địa phương cần rà soát, điều chỉnh lại kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội bền vững và thân thiện với môi trường; cải tiến phương thức quản lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng duy trì ổn định hệ sinh thái, ưu tiên cao nhất cho công tác phục hồi và phát triển rừng. Mặt khác thực thi các chương trình bảo tồn quy mô lớn, đảm bảo mang lại lợi ích cho cả đa dạng sinh học và người dân địa phương./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.