Rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể bị xâm phạm
(00:21:50 AM 18/06/2011)
Rừng đặc dụng ở Vườn Quốc gia Ba Bể đang bị xâm phạm
Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể ( Bắc Kạn). Vườn có diện tích 7.610 ha (30 km²), trong đó: Khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3.266,2 ha; Khu phục hồi tái sinh rộng 4.083,4 ha; Khu dịch vụ hành chính 301,4 ha.
Theo ông Nguyễn Văn Duy, Chủ tịch UBND xã Cao Thượng, ở ngay đầu xã Cao Thượng có một trạm kiểm lâm của Vườn Quốc gia Ba Bể, các cán bộ kiểm lâm vẫn thường xuyên đi tuần qua đây. Không hiểu sao vẫn có người khai thác gỗ nghiến trong rừng.
Bản thân ông và những người dân ở đây đều biết, nhưng rừng sâu, đường đi lại khó khăn nên ít đến khu vực đó. Mức độ khai thác nhiều hay ít cũng không biết.
Theo quan sát của chúng tôi thì mức độ khai thác là lớn và có hệ thống, bởi các phần còn bỏ lại của cây nghiến là rất nhiều: nhiều cây còn tươi lá, có những cây lá đã khô nhưng chưa lâu và còn nhiều cây rất to bị chặt hạ lâu ngày, phần thân ngoài đã bị mục...
Với những hình ảnh chúng tôi ghi lại được, trong một khu vực không rộng (khoảng 1 ha) cũng phải đếm được hàng trăm thân cây nghiến bị bỏ lại, hoặc là mới bị hạ chưa kịp chuyển đi, trong đó có nhiều cây đường kính 1 mét, có cả cây đường kính trên 2 mét.
Cũng trong khu vực này, vẫn còn lại những điểm xẻ gỗ, những mảnh gỗ còn mới tinh chưa kịp vận chuyển, mạt cưa còn đỏ nguyên... Đặc biệt, những cây nghiến to không thể dùng cưa để hạ, lâm tặc đã dùng lửa đốt gốc cho cây đổ sau đó mới dùng cưa máy “xẻo” từng mảnh, từng đoạn. Lửa vẫn còn cháy ở những gốc cây bị đốt.
Theo người dân địa phương, thì những gốc to như vậy có thể cháy rất lâu, thậm chí mưa nhỏ cũng không dập được. Những cây to thì được xẻ ra thành những mảnh rộng từ khoảng 70-80 cm, dài trên 3 mét và dày chừng 20cm dùng để làm sập, phản; những cây nhỏ hơn cũng một phần xẻ thành ván đủ làm bậu cửa, những cây nhỏ và phần thân nhỏ của những cây to được cắt thành thớt...
Trên đường đi ra, chúng tôi may mắn gặp được 3 người dân vào rừng hái lá bồ khai. Họ không biết tiếng Kinh nên phải qua người dẫn đường chúng tôi mới hỏi được một số câu. Theo họ, “lâm tặc” khai thác nhiều lắm, cả ngày, cả đêm chứ không chỉ có ngày thôi đâu. Hỏi có biết ai khai thác không, họ lắc đầu. Theo “Người phiên dịch”, họ sợ không dám nói !.
Chúng tôi có gặp một số người dân ở bản Cám Bân (Cao Thượng), họ đều trả lời là biết có người làm gỗ ở trong rừng, nhưng không biết là ai. Họ cũng nói là “làm gỗ” nhiều và lâu rồi, ầm ĩ lắm, nhiều người còn mất ngủ vì tiếng ồn từ rừng bay ra...
Theo một thầy giáo già trong bản gần rừng (các nhân vật trong bài đều muốn giấu tên, địa danh ở...) thì việc khai thác vận chuyển gỗ nghiến ở rừng Quốc gia Ba Bể gần như công khai, “họ” dùng cưa máy, xẻ gỗ ầm ầm.
Khi vận chuyển họ thuê người vận chuyển ra sông Năng để đưa đi Na Hang (Tuyên Quang) và chuyển bằng khênh vác ra các đường quốc lộ đưa lên ô tô chở đi các nơi... không hiểu sao kiểm lâm không biết?.
Chúng ta có cả một hệ thống chính trị, pháp luật để bảo vệ lợi ích xã hội, cộng đồng, bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên cũng chính là bảo vệ sinh thái, môi trường...
Chúng ta có lực lượng được đào tạo nghiệp vụ đủ mạnh để thực thi nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, có đủ các lực lượng để phối hợp hành động trong những tình huống cần thiết... tại sao không làm được?. Chẳng lẽ lâm tặc mạnh hơn chính quyền?
Khi gần kết thúc bài viết này, chúng tôi nhận được thêm thông tin, không chỉ ở khu vực thôn Nà Sliến, bản Nà Khiến, mà rừng Quốc gia Ba Bể ở khu vực Khuổi Hao, Tà Cọt, đỉnh Động Puông giáp với Khau Bút tình trạng phá rừng còn nghiêm trọng hơn .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.