Sống xanh » Phong thủy
Lâu đài cổ tích trong đời thực
(08:27:04 AM 26/07/2011)
Đây là 7 trong số những tòa lâu đài đẹp nhất thế giới:
1. Lâu đài Prague (Cộng hòa Séc)
Tòa lâu đài này được xây dựng từ thế kỉ thứ 9. Prague là tòa lâu đài cổ lớn nhất thế giới (theo sách kỷ lục Guinness) và được xem như viên ngọc quý của vương quốc Bohemian. Với khoảng 570m chiều dài, chiều rộng trung bình khoảng 130m và diện tích 7,28 ha.
Lâu đài bao gồm các cung điện và tòa nhà giáo hội mang nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Những tòa nhà theo phong cách La Mã ở thế kỉ 10 đã trải qua nhiều lần sửa đổi theo kiểu Gothic trong suốt thế kỉ 14. Kiến trúc sư nổi tiếng Josip Plecnik là người Slovenia chịu trách nhiệm cải tiến và mở rộng lâu đài trong thời gian Đệ Nhất Cộng Hòa (1918 - 1938).
Kể từ sau cuộc cách mạng Velvet, lâu đài Prague đi vào giai đoạn tái tạo và trùng tu liên tục. Ngày nay, lâu đài trở thành nơi làm việc của chủ tịch nước cộng hòa Séc và cũng là viện văn hóa quốc gia quan trọng nhất đất nước.
2. Lâu đài Alhambra (Tây Ban Nha)
Alhambra là một cung điện và pháo đài trên đỉnh ngọn đồi Al-Sabika trên bờ trái của sông Darro của tỉnh Granada thuộc Tây Ban Nha. Trong tiếng Ảrập, Alhamra có nghĩa là lâu đài màu đỏ.
Tòa lâu đài này được xây dựng giữa thế kỉ 14, mang kiến trúc pha trộn giữa Kitô giáo và Hồi giáo, với những bức tường màu đỏ rất dễ nhận ra. Công trình từng bị bỏ hoang gần hai thế kỉ, đến thế kỉ 19 được các học giả và khách du lịch châu Âu phát hiện ra và lâu đài được phục hồi trở lại. Ngày nay Alhambra trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất Tây Ban Nha.
3. Lâu đài Himeji (Nhật Bản)
Lâu đài Himeji nằm trong trung tâm thành phố Himeji, cách thủ đô Tokyo 650 km về phía tây. Lâu đài Himeji mang biệt danh là “ White Heron” vì các bức tường của nó được che phủ bằng một lớp thạch cao trắng. Tòa lâu đài này được xây dựng bằng gỗ chứ không phải bằng đá, nên người ta phải quét một lớp thạch cao trắng để chống cháy ở tất cả các bức tường, cũng như toàn bộ cấu trúc bên trong bên ngoài.
Himeji được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Himeyama cao 45,6m so với mực nước biển. Himeji nổi tiếng không chỉ do tháp chính lớn mà còn bởi cả một hệ thống phòng thủ phức tạp giống như một mê cung. Ngày nay, tuy các lối đi trong lâu đài được đánh dấu rõ ràng, nhưng du khách viếng thăm vẫn bị lạc không tìm thấy lối ra.
4. Lâu đài Chambord (Pháp)
Đây là tòa lâu đài lớn nhất trong thung lũng Loire của Pháp, một khu vực xinh đẹp với cụm lâu đài, cung điện đặc biệt xa hoa thời kì Phục hưng. Sáng tạo này là của vua François và lấy cảm hứng từ nhà họa sĩ tài ba Leonardo de Vinci.
Pha trộn giữa kiến trúc cổ truyền thống Pháp và kiến trúc cổ điển của Ý, không giống như các lâu đài cổ thời trung cổ khác, Chambord xây dựng không vì mục đích phòng thủ mà chỉ thiết kế tập trung thiên vào vẻ đẹp là chính. Ngày nay lâu đài này thuộc sở hữu của chính phủ.
5. Lâu đài Neuschwanstein (Đức)
Lâu đài Neuschwanstein thật sự giống như một lâu đài trong câu chuyện cổ tích, được xây dựng vào thế kỉ 19 tại Bavaria.
Nếu bạn đến tham quan lâu đài, sẽ ngỡ ngàng trước quanh cảnh tuyệt vời được bao bọc bởi cây cối xung quanh. Neuschwanstein có một khu vườn và một hang động nhân tạo bên trong. Lâu đài này được thiết kế theo phong cách Byzantine, là nguồn cảm hứng để Walt Disney tạo nên một vương quốc đẹp thần tiên của họ. Ngày nay, lâu đài Neuschwanstein là một trong những địa điểm du lịch phổ biến nhất trên thế giới.
6. Lâu đài Chapultepec (Mexico)
Lâu đài Chapultepec trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Đồi của châu chấu”, tọa lạc trên ngọn đồi nhìn ra thành phố Mexico, với độ cao 2325 m so với mực nước biển.
Tòa lâu đài trên đỉnh núi này từng được sử dụng như một trạm quan sát quân sự, là nơi thiêng liêng của người Aztec xưa. Ngày nay lâu đài Chapultepec trở thành bảo tàng cung cấp thông tin và lịch sử của khu vực để du khách có thể viếng thăm.
7. Cung điện mùa hè Schonbrunn (Áo)
Cung điện mùa hè nổi tiếng thế giới khi hai nhà lãnh tụ Kennedy và Kruschev đã gặp gỡ nhau tại đây trong một cuộc họp thượng đỉnh. Kể từ năm 1996, cung điện được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Cung điện này có khoảng 1441 phòng thu hút mỗi năm từ 7 đến 8 triệu lượt du khách đến tham quan. Ngoài phòng ốc, cung điện này có hai vườn hoa đặc sắc. Một vườn được thiết kế theo lối Pháp, một vườn theo lối Anh. Đặc biệt, cung điện là nơi cư ngụ của hoàng đế Napoléon của Pháp trong một thời gian dài.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
- Phật giáo không có dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng, không có hạn "La Hầu, Kế Đô"
- Những hé lộ ít người biết về chuyện phong thủy ở Dinh Độc Lập
- Tập tục trong tháng 7 âm lịch ở các quốc gia châu Á
- Tháng 7 âm hay gọi tháng ”cô hồn”: Kiêng cữ khoa học trong làm ăn, cuộc sống?
- Dự đoán sức khỏe 12 con giáp 2020
- TP.HCM: Vì sao Quận 1 di dời lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo?
- Dọn dẹp bàn thờ gia tiên và những điều cấm kỵ cần biết
- Năm nay nên cúng ông Công, Ông Táo vào giờ nào, ngày nào?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.