Sống xanh » Phong thủy
Đầu năm, người dân đổ xô đăng kí dâng sao giải hạn
(10:50:45 AM 24/02/2015)Chị Lam (sinh năm 1983, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) thấy mình bị sao Kế Đô được tô màu xanh khác với sao khác nên chị ghi vội tên tuổi, địa chỉ và nộp 100.000 đồng cho nhà chùa để mong xóa vận hạn trong năm.
“Mình biết năm nay bị sao Kế Đô nên sẽ cận thận hơn, ai rủ làm ăn mình sẽ từ chối để chờ năm đẹp mới làm ăn. Năm đẹp mình sẽ kiếm tiền nhiều hơn, năm xấu mình giảm bớt đi”, chị Lam chia sẻ.
Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thu Hằng (75 tuổi, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) lại cho rằng: "Theo đạo phật nguyên thủy thì không có tục dâng sao giải hạn nhưng theo quan niệm, phong tục người dân vẫn làm giải hạn cho an tâm".
Bà Hằng cũng cho biết thêm:" Tùy theo lộc của mỗi người, lộc đến thì mình hưởng, hạn đến thì mình phải chịu. Nhiều người bị sao Thái Bạch lại “hái” ra tiền chứ không “quét sạch cửa nhà” như mọi người nghĩ , làm gì cũng nên cẩn thận một chút là được".
Nhiều người mang danh sách thành viên trong gia đình đến chùa để so tuổi sao chiếu mệnh rồi viết xin giải sao (nếu sao xấu) hay dâng sao (nếu sao tốt). Tính cả triệu đồng cho một khóa lễ, cầu an cho cả gia đình.
Để phục vụ người đến đăng ký giải sao, chùa Phúc Khánh bố trí rất nhiều bàn đón tiếp và ghi tên tuổi các thân chủ, thu phí để tránh tình trạng chen nhau như mọi năm. Đăng ký giải sao tại đây phải nộp phí 100.000 đồng/người, lễ cầu an 80.000 đồng một người. Chùa Phúc Khánh sẽ tổ chức lễ giải sao La Hầu vào 7h tối ngày 8 tháng giêng, sao Thái Bạch vào ngày 15 tháng giêng, sao Kế Đô vào ngày 18 tháng giêng.
Tối 23.2, tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội) rất nhiều người đến chùa đăng kí dâng sao giải hạn.
Các cột trước cửa chùa có dán năm sinh ứng với những sao xấu, sao đẹp. Những sao đánh dấu màu hồng, xanh là sao xấu
Nhiều gia đình bất kể sao xấu hay đẹp đều đăng kí hết cho an tâm, cầu bình an cho cả gia đình
Ghi tên tuổi, địa chỉ của mình và gia đình vào bản đăng kí và nộp tiền cho nhà chùa
Khuôn viên của nhà chùa chật kín người đăng kí dâng sao giải hạn
Bên trong chính điện, mọi người phải đứng chờ đến lượt đăng kí
Nhiều người đến chùa trong năm mới với hy vọng mọi điều tốt đẹp đến với mình và gia đình
Bạn cũng có thể quan tâm:
- TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
- Phật giáo không có dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng, không có hạn "La Hầu, Kế Đô"
- Những hé lộ ít người biết về chuyện phong thủy ở Dinh Độc Lập
- Tập tục trong tháng 7 âm lịch ở các quốc gia châu Á
- Tháng 7 âm hay gọi tháng ”cô hồn”: Kiêng cữ khoa học trong làm ăn, cuộc sống?
- Dự đoán sức khỏe 12 con giáp 2020
- TP.HCM: Vì sao Quận 1 di dời lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo?
- Dọn dẹp bàn thờ gia tiên và những điều cấm kỵ cần biết
- Năm nay nên cúng ông Công, Ông Táo vào giờ nào, ngày nào?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.