Sống xanh » Phong thủy
Bí ẩn muôn đời về phong thủy khiến nhà Thanh diệt vong
(09:40:57 AM 22/10/2014)Vĩnh Lăng bảo địa: Mộ Tổ táng ở thế long mạch phải chăng sẽ giúp đời đời con cháu làm Hoàng đế, điều này khó mà lý giải thấu đáo. Nhưng các vương triều nhà Thanh rất coi trọng long mạch, lăng mộ của tổ tiên đều được các quan khâm thiên giám địa lý trắc địa kĩ lưỡng, vừa thể hiện sự kính trọng với tổ tiên, cũng là một hình thức cầu phúc.
Ở Thẩm Dương có 3 khu lăng tẩm thu hút sự chú ý của mọi người, đó là Phúc lăng của Thái tổ triều Thanh Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Chiêu lăng của Thái Tông Hoàng Thái Cực triều Thanh và Vĩnh lăng của tứ tổ Hòa Triệu, Hưng, Cảnh, Hiển triều Thanh và được gọi chung là “Quan ngoại tam lăng”.
Theo lịch sử, đây là nơi mai táng sáu đời tổ tiên gồm tổ Mãnh Đặc Mặc, tằng tổ Phúc Mãn, tổ phụ Giác Xương An, phụ thân Tháp Khắc Thế, bá phụ Lễ Đôn, thúc phụ Tháp Sát Thiên Cổ và các phúc tấn của thái tổ triều Thanh - Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Vào năm thứ 5 Thuận Trị, thế tổ triều Thanh truy phong Mãnh Đặc Mặc là “Triệu Tổ Nguyên Hoàng đế”, Phúc Mãn là “Hưng Tổ Trực Hoàng đế”, Giác Xương An là “Cảnh Tổ Dực Hoàng đế”, Tháp Khắc Thế là “Hiển Tổ Tuyên Hoàng đế” đồng thời truy phong cho Lễ Đôn là Võ công quận vương, Tháp Sát Thiên Cổ là Khác cung bối lặc.
Dân gian lưu truyền rằng, người Mãn có thể vào Trung Nguyên, tộc người Ái Tân Giác La có thể nắm thiên hạ, đều có mối quan hệ mật thiết với phong thủy của khu Mộ tổ - Vĩnh lăng. Vĩnh lăng được mệnh danh là “Quan ngoại đệ nhất lăng”, là tổ lăng của Hoàng đế Đại Thanh Ái Tân Giác La Thị Tộc, cũng là lăng tẩm có liên quan nhiều đến truyền thuyết long mạch nhất.
Vĩnh lăng sau dựa vào núi Khải Vận, trước hướng về núi Yên Đồng, trái có đầu Thanh Long, phải có đuôi Bạch Hổ, vì thế mà long mạch của Vĩnh Lăng, hình thế tuyệt đẹp, vạn thừa chi tôn chi thế. Thêm vào đó, Sông Tô Tử quấn quanh như giải ngọc, ba con sông Nhị Đạo, Thác Thảo, Tô Tử chảy tạo thành thế “san thủy nhập khố” (“khố” có nghĩa là “mộ”), đúng là phong thủy bảo địa hiếm có trong thiên hạ.
Điều ngạc nhiên nhất chính là 12 đỉnh của núi Khải Vận. Nhân gian truyền rằng: Độ cao của mỗi đỉnh ứng với thời gian tại vị của mỗi vị Hoàng đế. Có 3 đỉnh nằm giữa là cao nhất trùng hợp với sự đỉnh thịnh của ba vị hoàng đế Thuận Trị, Khang Hi và Càn Long. Kể từ sau Gia Khánh đế, triều đại nhà Thanh dần dần tàn lụi, nếu quan sát đỉnh núi cuối cùng có thể nói không thấy đỉnh đâu, dân gian giải thích đó chính là đỉnh của Vong quốc chi quân, Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh – Phổ Nghi.
Triều Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử nhà Thanh, có lẽ đó chỉ là sự trùng hợp, nhưng tất cả khiến cho phong thủy về long mạch tăng thêm màu sắc thần bí. Có thể nói thiên mệnh và phong thủy chỉ là nhuốm màu sắc Hoàng quyền, nhưng rõ ràng vương triều Thanh đã vẽ một nét bút không thể phai mờ vào lịch sử Trung Quốc.
Phúc lăng hựu Thanh: Nỗ Nhĩ Cáp Xích là một nhân vật thần kì của sử triều Thanh. Ông tuy không xưng đế nhưng lại là tiên tổ khai cương thác thổ của Mãn Châu, là cha đẻ của Hoàng đế khai quốc nhà Thanh. Lăng mộ của ông tọa lạc trên núi Thiên Trụ phía đông thành Thẩm Dương, dân gian gọi là “ Đông lăng”, khi mới xây dựng được gọi là “Thái Tổ lăng”, “Tiên Hãn lăng”, sau được đặt là “Phúc lăng”.
Phúc lăng nếu bàn về minh khí thì không bằng Vĩnh lăng, nếu bàn về quy mô không bằng Chiêu lăng, nhưng lại là khu lăng mộ duy nhất trong “Quan Ngoại tam lăng” hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết chiếu theo nguyên lý học về phong thủy. Tương truyền, sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích băng hà, vì muốn cho con cháu muôn đời có thể xưng đế, Hoàng Thái Cực đã phái người tìm “cát nhưỡng” để mai táng “Long thể”. Nhưng tìm mãi mà vẫn không được mảnh “Phong thủy bảo địa” như ý.
Một hôm, ông đến một vùng sơn cước, leo lên đỉnh và quan sát thấy có một con trường xà và một con trĩ đang giao đấu. Khi phát hiện có người con trĩ xòe cánh bay thẳng lên chín tầng mây, trường xà biến thành cây cột chọc thẳng lên trời, Hoàng Thái Cực thấy rất hiếu kì bèn hỏi đám đại thần đi cùng: "Đây rốt cục là nơi nào, mà lại xuất hiện cảnh tượng kì diệu như vậy.” Đại thần đáp: “Tâu bệ hạ, triều Minh gọi đây là núi Đông Mưu, bách tính gọi là Núi Thạch Chủy. Tiên đế đã từng giao chiến với quân nhà Minh tại đây, giờ đây là núi Thiên Trụ ạ”.
Lời giải thích tường tận này đã khiến Hoàng Thái Cực cảm thấy mừng rỡ vô cùng, trong đầu ông suy ngẫm: “Thế đất Rồng bay Phượng múa chính là Phúc địa, nghĩ lại đúng là thiên tạo cát nhưỡng".Thái tổ vốn đã có ý nguyện, Ngài đã đặt cho núi là Thiên Trụ, cái tên này chính là cột chống trời trong thần thoại cổ đại. Nếu lấy thế "cát nhưỡng" này làm vạn năm cát địa cho Thái tổ, sẽ đảm bảo cho giang sơn Đại Thanh ta vững chắc, vạn thế bất tuyệt.
Trong “Thịnh kinh thông chí” chép rằng “Phúc lăng lưng tựa vào Hưng Long lĩnh núi Sơn, trước gần sông Hồn (sông Hồn cổ xưa gọi là Thẩm Thủy, sơn nam thủy bắc là dương. Ý nghĩa của Thẩm Dương tức là ở phía bắc của Thẩm Thủy). Theo đại sư Kham Dư thời cổ đại thì khi lựa chọn đất xây lăng mộ, “phong thủy” cần phải có những tiêu chuẩn như tiền hữu chiểu (sông), hậu hữu kháo (núi), do vậy Phúc lăng chính là mảnh “phong thủy bảo địa” cực tốt để mai táng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
- Phật giáo không có dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng, không có hạn "La Hầu, Kế Đô"
- Những hé lộ ít người biết về chuyện phong thủy ở Dinh Độc Lập
- Tập tục trong tháng 7 âm lịch ở các quốc gia châu Á
- Tháng 7 âm hay gọi tháng ”cô hồn”: Kiêng cữ khoa học trong làm ăn, cuộc sống?
- Dự đoán sức khỏe 12 con giáp 2020
- TP.HCM: Vì sao Quận 1 di dời lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo?
- Dọn dẹp bàn thờ gia tiên và những điều cấm kỵ cần biết
- Năm nay nên cúng ông Công, Ông Táo vào giờ nào, ngày nào?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.