Công nghệ xanh » Phát minh - Sáng chế
Việt Nam "chế" thuốc từ cây thay thế cao hổ cốt, sừng tê giác, mật gấu
(09:55:29 AM 04/11/2013)Nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động bảo tồn động vật quý hiếm nói chung và loài gấu nói riêng, Viện Dược liệu Trung ương (Bộ Y tế) đã phối hợp Hiệp hội bảo vệ động vật thế giới (WSPA) triển khai dự án “Điều tra, thu thập thông tin về một số loài cây thuốc ở Việt Nam có công dụng tương tự như công dụng của mật gấu”.
Đến nay, các nhà khoa học đã tổng hợp được 46 loài cây thuốc và một số bài thuốc tiềm năng có thể thay thế.
Đây được coi là hướng triển khai trong tương lai nhằm góp phần thiết thực tìm ra các loài cây thuốc có tiềm năng sử dụng thay thế cho sừng tê giác, nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng tê giác và góp phần bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Bà Nguyễn Thanh Huyền, Trưởng khoa Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu Trung ương khẳng định mặc dù người dân đã nghe nhiều thông tin về việc sử dụng sừng tê giác để chữa bệnh, nhưng trên thực tế chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào công bố về các tác dụng của sừng tê giác một cách chính thống.
Cho đến nay, Viện Dược liệu là đơn vị nghiên cứu toàn diện về lĩnh vực dược liệu cũng chưa có những nghiên cứu đánh giá về tác dụng của sừng tê giác ở Việt Nam. Vì vậy, việc sử dụng sừng tê giác vào mục đích chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cần phải căn cứ trên những cơ sở khoa học.
Việt Nam có nguồn cây thuốc rất phong phú, khoảng hơn 4.000 loài cây. Đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, đồng thời giúp thay thế được việc sử dụng các bộ phận của các loài động vật hoang dã và có nguy cơ tuyệt chủng như hổ, gấu, tê giác...
Nhiều cây thuốc đã trở thành quen thuộc với người Việt như cây nghệ có hoạt chất curcumin chống viêm, cây dừa cạn với các hoạt chất chữa ung thư, hoạt chất của cây thanh cao hoa vàng chữa sốt rét, nhiều loại cây thuốc còn có khả năng điều trị các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, gút, thấp khớp, kích thích miễn dịch… như xuyên tâm liên, nghệ, thục địa, nhàu, tiêu dội, ổi, sắn thuyền, gừng...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
- Quái thú “mặt quỷ” hiện nguyên hình giữa lòng sông
- Quái vật thế giới chưa từng biết lộ diện ở Đồi Bồ Câu
- Quái thú 1 tấn từ "trên trời rơi xuống" khiến giới khoa học bối rối
- "Vua quái vật" cắt đứt đôi thủy quái dài 6 m
- Phát hiện quái thú “Rồng Quý Châu” dài 6 m
- Quái thú dài 20 m "hiện hình" sau 90 triệu năm tuyệt tích
- Phát hiện hóa thạch sinh vật lạ to bằng sân bóng rổ
- Phát hiện hóa thạch chuồn chuồn 200 triệu tuổi y hệt loài hiện đại
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
(Tin Môi Trường) - Gõ từ khóa “zalo web” lên công cụ tìm kiếm, top đầu kết quả trả về luôn có 2 địa chỉ “zaloweb.me” và “zaloweb.vn”. Đây đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng. Mỗi ngày đang có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.