Công nghệ xanh » Phát minh - Sáng chế
Phụ nữ mặc quần lọt khe từ 130 năm trước
(16:01:51 PM 23/04/2015)
Trang phục lót cho nữ của người Inuit
Theo kết quả khai quật mới nhất của các nhà khoa học Đan Mạch, trang phục độc đáo được làm bằng da hải cẩu, trang trí bằng hạt thủy tinh và có thể được may bởi một người phụ nữ. Ngoài ra, chiếc quần lọt khe cũng được đính những cụm lông nhỏ với nhiều màu sắc khác nhau tạo thành trang phục đẹp mắt.
Hiện chiếc quần này đang được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Đan Mạch ở Copenhagen trong bộ sưu tập trang phục người Inuit.
Ông Peter Toft – chuyên gia trang phục lông thú Greenland tại Bảo tàng quốc gia Đan Mạch - cho biết chiếc quần được người Inuit mặc khi ở nhà, thậm chí trước mặt khách quý của gia đình. Được biết, chiếc quần được thu thập trong chuyến thám hiểm của một vị đại úy tới Greenland hồi năm 1892.
Theo chuyên gia người Đan Mạch, khi rời khỏi nơi ở, người phụ nữ sẽ mặc chiếc quần lót này bên trong trang phục bình thường.
Một chuyên gia khác cho biết khi điều kiện thời tiết cho phép, những người Inuit thường chỉ mặc duy nhất chiếc quần lót này, lúc ở trong nhà và cả khi ra ngoài sinh hoạt. Ngoài ra, căn nhà của người Inuit cũng được thiết kế để giữ nhiệt khiến họ dễ dàng mặc loại trang phục “mát mẻ” này trong thời tiết giá lạnh.
Trong khi đó, những người đàn ông Inuit lại có vẻ không hứng thú lắm với việc mặc quần lọt khe đi quanh nhà. “Những người đàn ông đã nhanh chóng tìm ra cách giải quyết cho mình, họ mặc quần dài làm bằng da hải cẩu hoặc lông gấu Bắc cực” – chuyên gia nói.
Trong khi người Inuit sống ở Greeenland mặc quần áo từ da hải cẩu, người Inuit sống ở Bắc Mỹ và Siberia mặc đồ bằng lông tuần lộc. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khu vực đòi hỏi quần áo tộc người này phải đủ dày để chống gió rét.
Theo các nhà khoa học, da hải cẩu cách nhiệt ít hơn lông tuần lộc nên ngăn chặn việc chảy mồ hôi gây ẩm ướt và đóng băng khi trời quá lạnh. Tại Greenland, phụ nữ sẽ lột da hải cẩu, cạo bỏ phần thịt dính lại để tránh việc bốc mùi, sau đó cắt thành từng mảnh và dùng kim khâu lại.
Ngoài chiếc quần lót đặc biệt, Bảo tàng quốc gia Đan Mạch còn một số trang phục khác của người Inuit như quần dài, tã lót…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
- Quái thú “mặt quỷ” hiện nguyên hình giữa lòng sông
- Quái vật thế giới chưa từng biết lộ diện ở Đồi Bồ Câu
- Quái thú 1 tấn từ "trên trời rơi xuống" khiến giới khoa học bối rối
- "Vua quái vật" cắt đứt đôi thủy quái dài 6 m
- Phát hiện quái thú “Rồng Quý Châu” dài 6 m
- Quái thú dài 20 m "hiện hình" sau 90 triệu năm tuyệt tích
- Phát hiện hóa thạch sinh vật lạ to bằng sân bóng rổ
- Phát hiện hóa thạch chuồn chuồn 200 triệu tuổi y hệt loài hiện đại
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
(Tin Môi Trường) - Gõ từ khóa “zalo web” lên công cụ tìm kiếm, top đầu kết quả trả về luôn có 2 địa chỉ “zaloweb.me” và “zaloweb.vn”. Đây đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng. Mỗi ngày đang có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.