»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:20:26 PM (GMT+7)

Phát hiện loài thực vật mới chưa từng được biết đến

(19:11:46 PM 23/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhóm nghiên cứu thuộc Viện sinh thái học miền Nam (SIE) đã phát hiện loài thực vật mới, chưa từng được biết đến - chi Giang Ly.

Loài Billolivia longipetiolata. Ảnh: Lưu Hồng Trường/Vast.

 

Trong quá trình tìm kiếm vị trí để triển khai cho đề tài “Thành lập ô nghiên cứu định vị 25 ha để phục vụ nghiên cứu diễn thế tại vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà” vào đầu năm 2012, tiến sĩ Lưu Hồng Trường, phó Viện trưởng cùng các nhà khoa học SIE (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tìm thấy loài thực vật mới lạ và chưa từng biết.

 

Tiến sĩ Lưu Hồng Trường đã chuyển mẫu đến Vườn thực vật hoàng gia Edinburgh (Scotland, Anh) để nhờ phân tích về sinh học phân tử. Kết quả, loài này hoàn toàn khác với các ghi nhận đã có và chúng vượt qua sự hiểu biết của giới thực vật học. Chúng thuộc về một chi thực vật mới chưa từng được biết đến trước đây - Billolivia D.J.Middleton, gen.nov.

 

Chi thực vật mới được các nhà khoa học của Viện SIE đặt tên tiếng Việt là Chi Giang Ly. Giang Ly là nơi đầu tiên tìm ra loài chuẩn cho Billolivia - một vùng sinh thái cảnh quan rất đặc trưng có độ cao 1.700 m trên núi cao của vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng), nơi quanh năm mây mù che phủ nằm giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa. 

 

Loài Giang Ly đuôi dài - Billolivia longipetiolata mới phát hiện tại ô mẫu định vị 25 ha của vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà được coi là loài chuẩn cho chi thực vật mới Giang Ly - Billolivia đang lưu trữ tại Bộ sưu tập SGN của Viện Sinh thái học miền Nam.

 

Billolivia là tên ghép của hai nhà thực vật học nổi tiếng trong thế kỷ 20 là ông Brian Laurence Burtt (đã mất) và Olive Hilliard. Họ là hai trong số những người đầu tiên  từng đặt nghi vấn về việc định loại các mẫu vật tương tự được thu từ Việt Nam và đang lưu trữ ở một số bộ sưu tập thực vật lớn trên thế giới.

 

Tìm hiểu sâu trong phạm vi lân cận, tiến sĩ Trường và đồng nghiệp còn xác nhận có ít nhất 5 loài thuộc chi Giang Ly - Billolivia. Cả 5 loài này đều là các loài mới cho khoa học, trong đó 4 loài được tìm thấy từ vùng cao nguyên Đà Lạt; loài còn lại tìm thấy ở vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước).

 

Cả 5 loài mới phát hiện trong chi Giang Ly – Billolivia đều là những loài đặc hữu cho vùng núi cao nam Tây Nguyên. Chúng đều mọc dưới tán rừng trong khu vực rừng thường xanh, ven các suối nhỏ, hay các vùng đất ẩm ướt. 

 

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí thực vật học Phytotaxa ở New Zealand tháng 3/2014.

(Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện loài thực vật mới chưa từng được biết đến

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI