»

Chủ nhật, 24/11/2024, 04:15:04 AM (GMT+7)

Nọc độc nhện có thể là cứu tinh của loài ong

(09:40:55 AM 08/06/2014)
(Tin Môi Trường) - Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B số ra ngày 4/6, nọc độc từ một trong những loài nhện độc nhất thế giới có thể trở thành thuốc trừ sâu sinh học giết sâu bọ gây hại, nhưng không ảnh hưởng tới ong - một trong những "chuyên gia" thụ phấn cho cây trồng.

Ảnh: TL


Lâu nay, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân khiến số lượng ong, bao gồm cả ong hoang dã và ong nuôi, giảm ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á, theo đó "thủ phạm" có thể là thuốc trừ sâu công nghiệp. Năm 2013, Liên minh châu Âu (EU) đã ra lệnh cấm tạm thời một số loại thuốc trừ sâu sau khi các nhà khoa học cho hay các hóa chất được sử dụng để bảo vệ mùa màng hay tổ ong có thể xâm nhập vào não bộ của ong mật, tác động tới khả năng ghi nhớ và những kỹ năng định vị cần thiết để tìm kiếm thức ăn của ong.


Nhóm nghiên cứu, do Đại học Newcastle (Anh) đứng đầu, đã tìm ra một loại thuốc trừ sâu sinh học an toàn đối với ong, được chế tạo từ nọc độc của nhện mạng phễu Australia kết hợp với protein từ cây giọt tuyết. Khi cho thử với liều cấp và lặp đi lặp lại, tức là cao hơn mức ong phải chịu trong các cánh đồng phun thuốc trừ sâu công nghiệp, loại thuốc trừ sâu sinh học từ nọc nhện kể trên chỉ ảnh hưởng không đáng kể tới sự tồn tại của ong cũng như khả năng ghi nhớ của loài thụ phấn này. Cả ong trưởng thành và ấu trùng ong đều không bị ảnh hưởng.


Tuy nhiên, nhà khoa học Angharad Gatehouse (An-ga-rát Ghết-hau-xơ), đồng tác giả nghiên cứu, nhận định rằng điều mà các nhà khoa học cũng như nhà nông cần hiện nay là một chiến lược kiểm soát sâu bọ tổng hợp, mà loại thuốc trừ sâu sinh học nói trên chỉ là một phần trong đó.


Thuốc trừ sâu sinh học được cho là hầu như không gây hại cho con người, mặc dù có lượng độc tố cao đối với một số loài sâu bọ chủ yếu.


Ong "đảm đương" tới 80% hoạt động thụ phấn cho cây trồng nhờ côn trùng. Nếu không có loài ong, nhiều vụ mùa sẽ không thể ra quả, hoặc con người phải thụ phấn bằng tay. Theo số liệu của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), các loài thụ phấn đóng góp ít nhất 70% vụ thu hoạch lương thực chính của con người. Giá trị kinh tế của các dịch vụ thụ phấn ước tính lên tới 153 tỷ euro (208 tỷ USD) vào năm 2005.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nọc độc nhện có thể là cứu tinh của loài ong

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

(Tin Môi Trường) - Gõ từ khóa “zalo web” lên công cụ tìm kiếm, top đầu kết quả trả về luôn có 2 địa chỉ “zaloweb.me” và “zaloweb.vn”. Đây đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng. Mỗi ngày đang có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI