Công nghệ xanh » Phát minh - Sáng chế
Giải mã thành công bộ gien của cây bạch đàn
(10:38:18 AM 16/06/2014)Lá cây Bạch Đàn - Ảnh: IE
Trong nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Tự nhiên trên, nhóm nhà khoa học thuộc Khoa nghiên cứu gien của Đại học Pretoria, Nam Phi đã sắp xếp trình tự mã gien của một trong những loài cây được gieo trồng rộng rãi nhất: Bạch đàn grandis. Kết quả cho thấy bộ gien của Bạch đàn grandis chứa hơn 36.000 gien, tương đương với "một bộ gien của cây kích thước trung bình". Bạch đàn grandis cũng chứa số lượng lớn nhất nhân đôi nối tiếp - hai chuỗi giống hệt nhau, trong đó một chuỗi nối tiếp chuỗi kia trong một đoạn nhiễm sắc thể, hơn bất cứ bộ gien cây trồng nào được sắp xếp theo trình tự trên.
Nhà khoa học Alexander Myburg (A-lếch-xan-đơ Mi-bớc) - đồng tác giả nghiên cứu, cho biết nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến khả năng sản xuất gỗ có lượng cellulose rất cao của cây bạch đàn, khiến loại cây này hết sức có giá trị trong sản phẩm bột giấy và sản xuất giấy. Nhóm nghiên cứu có thể nhận dạng hầu hết gien có liên quan quá trình chuyển hóa đường thành cellulose trong cây bạch đàn grandis cũng như thành phần chính khác của gỗ bạch đàn grandis là chất linhin.
Ông Myburg nhận định phát hiện trên có thể có giá trị trong việc tìm ra phương pháp tăng lượng cellulose của cây trồng, cũng như cách chiết xuất chất này dễ dàng hơn. Cellulose về cơ bản là một chuỗi dài các phân tử glucose, có thể phân ra thành đường và lên men thành nhiên liệu sinh học. Nhiều chuyên gia cho rằng nghiên cứu sẽ tăng cường triển vọng nhân giống cây bạch đàn nhanh chóng nhằm cho năng suất và chất lượng gỗ tốt.
Cây bạch đàn được biết tới là cây địa phương của Australia, là nguồn nguyên liệu quan trọng sản xuất giấy, gỗ, tinh dầu khuynh diệp và là nguồn nhiên liệu sinh học lớn. Hiện bạch đàn đã trở thành cây gỗ cứng được trồng nhiều nhất, ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
- Quái thú “mặt quỷ” hiện nguyên hình giữa lòng sông
- Quái vật thế giới chưa từng biết lộ diện ở Đồi Bồ Câu
- Quái thú 1 tấn từ "trên trời rơi xuống" khiến giới khoa học bối rối
- "Vua quái vật" cắt đứt đôi thủy quái dài 6 m
- Phát hiện quái thú “Rồng Quý Châu” dài 6 m
- Quái thú dài 20 m "hiện hình" sau 90 triệu năm tuyệt tích
- Phát hiện hóa thạch sinh vật lạ to bằng sân bóng rổ
- Phát hiện hóa thạch chuồn chuồn 200 triệu tuổi y hệt loài hiện đại
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
(Tin Môi Trường) - Gõ từ khóa “zalo web” lên công cụ tìm kiếm, top đầu kết quả trả về luôn có 2 địa chỉ “zaloweb.me” và “zaloweb.vn”. Đây đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng. Mỗi ngày đang có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.