»

Thứ năm, 21/11/2024, 11:32:53 AM (GMT+7)

"Bí ẩn" bồ câu con

(10:56:07 AM 12/02/2016)
(Tin Môi Trường) - Đến bất kỳ đâu cũng dễ dàng nhìn thấy bồ câu. Nhưng có điều kì lạ mà không phải ai cũng nhận ra: Chúng ta hầu như chỉ thấy những con già nua và chậm chạp, trưởng thành và khôn ngoan, non nớt và ngốc nghếch nhưng tuyệt nhiên không thấy bồ câu con.

"Bí[-]ẩn"[-]bồ[-]câu[-]con
Bồ câu trưởng thành này có lớp da trắng phía trên mỏ. Ảnh: BBC

 

Làm tổ nơi bí mật

Đài BBC đã tiến hành một khảo sát nhỏ trên mạng xã hội về bí ẩn trên và nhận được không ít câu trả lời thú vị. Một độc giả hóm hỉnh bình luận: “Có lẽ các cặp bồ câu giàu có, gia thế thường thuê chuồng gà cao cấp để sinh con bí mật”. Quả là một giải thích hài hước!

Tuy nhiên, câu trả lời đúng nằm ở chính nguồn gốc của bồ câu. Loài bồ câu hoang dã vẫn thường thấy ở thành phố có nguồn gốc từ bồ câu đá và bản chất của chúng vẫn được duy trì. Khẩu vị thức ăn có thể thay đổi nhằm phù hợp với môi trường sống nhưng trong chuyện sinh sản, chúng giữ nguyên cách thức của tổ tiên: tìm một nơi cực kì bí mật để làm tổ.

Theo tác giả William Yarrell của quyển A History of British Birds (Tạm dịch: Lịch sử các loài chim nước Anh), loài bồ câu đá thường “sống phần lớn thời gian trong năm ở các vách đá cao hoặc hang hốc gần bờ biển”.

Vào thế kỷ thứ 19, tại hòn đảo Orkney ở Scotland, các nhà điểu học đã quan sát được rằng bồ câu đá “sinh sản rất nhiều ở các khe nứt của vách đá nhưng tổ của chúng được đặt sâu tới nỗi không thể với tới được”.

Vậy còn những chú bồ câu mới vừa biết bay? Hẳn là chúng phải xuất hiện thường xuyên chứ? Đúng vậy, bồ câu vừa ra ràng có ở khắp mọi nơi nhưng không dễ để nhận biết chúng.

Lí do là bởi vì bồ câu con ở trong tổ một thời gian rất lâu: thời gian từ khi mới nở cho đến khi biết bay thường kéo dài khoảng 40 ngày, gần gấp đôi so với các loài chim thông thường. Trong thời gian này, bồ câu bố mẹ sẽ nuôi con bằng một loại “sữa” mà chúng ợ ra, giàu protein và chất béo. Do đó, khi chim non rời tổ, chúng gần như đã phát triển đầy đủ và trông không khác gì những con đã trưởng thành.

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, chúng ta vẫn có thể nhận ra một chú bồ câu con dù đã đủ lông đủ cánh: Nó không có những vệt xanh lá cây và tía xung quanh cổ, trong lúc phần da gốc mỏ có màu xám hồng chứ không phải màu trắng như bồ câu trưởng thành.

“Khi nhìn một con bồ câu đậu trên thành cửa sổ hay dưới ghế đá công viên, bạn sẽ chẳng thể nào biết được liệu đó có phải là một chú chim non hay không” – một người lướt web nhận xét.

 

"Bí[-]ẩn"[-]bồ[-]câu[-]con
Bồ câu non không có những vệt xanh lá cây và tía thấp thoáng quanh cổ. Ảnh: BBC

Món ăn của con người

Thời con người vẫn còn sinh sống trong hang động, sẽ chẳng có ai thèm chớp mắt nếu nhìn thấy một chú bồ câu con. Trên thực tế, chuyến khai quật một hang động tại Gibraltar - Anh cho thấy người Neanderthal (một loài trong chi Người đã tuyệt chủng) thích ăn thịt bồ câu trước cả khi người hiện đại di cư đến châu Âu.

Mãi về sau, khi người Neanderthal biến mất và người thông minh (Homo sapiens) đến sống ở khu vực tương tự, họ cũng sử dụng thịt bồ câu làm thức ăn. Vào thời đó, bồ câu con có thể không chỉ được nhìn thấy thường xuyên mà còn hay xuất hiện trong bữa ăn của con người.

Ngày này, với sự thiếu vắng vách đá hoặc hang động, chim bồ câu hoang dã phải xây tổ ở bất cứ nơi nào kín đáo mà chúng tìm thấy, ví dụ như tháp nhà thờ, tòa nhà bỏ hoang hoặc bên dưới các cây cầu. Cô Alison Goggin cho BBC biết mình chỉ nhìn thấy những chú bồ câu con 1 lần “ở một khe nứt ở cầu thang đá” tại lâu đài Carmarthen ở xứ Wales. “Có thể chúng thích sự an toàn của những nơi khó thấy hoặc tiếp cận” - cô viết trên trang Facebook của BBC Earth.

Mặc dù bồ câu con trốn rất kỹ trong tổ, rất nhiều người vẫn có may mắn nhìn thấy chúng. Cô Amy Dunkley sống tại Đức đã có “vinh dự” được một cặp bồ câu lựa chọn ban công phòng ngủ để làm tổ. Nhờ đó, cô Dunkley có cơ hội quan sát toàn bộ vòng đời của một chú bồ câu từ cửa sổ phòng của mình. “Nó thật kì diệu!” - cô thốt lên khi nói về điều đó.
 

Một người khác tiết lộ rìa cửa sổ rộng bên ngoài thư viện ở Trường ĐH Texas (Mỹ) cũng là nơi lý tưởng để bồ câu làm tổ. Hồi tháng 8-2015, cô Judi Mcintosh đã bắt gặp một chú chim bồ câu non – ‘chỉ mới mọc lông phân nửa, còn phân nửa vẫn đang là lông tơ’ – ở gần nơi ủ phân xanh cuối vườn nhà mình ở Hampshire - Anh.

“Chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện thầm lặng và sau đó tôi rời đi để bố mẹ nó có thể chăm sóc nó. Nhiều giờ sau khi tôi quay lại thì nó đã biến mất. Hy vọng là mọi chuyện vẫn ổn” – cô viết trên trang Facebook nói trên.

 

"Bí[-]ẩn"[-]bồ[-]câu[-]con
Hai bồ câu non nằm trong tổ. Ảnh: BBC

"Bí[-]ẩn"[-]bồ[-]câu[-]con
Một chú bồ câu non. Ảnh: BBC

(Theo BBC)
Từ khóa liên quan: Bí ẩn, bồ câu, con
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Bí ẩn" bồ câu con

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

(Tin Môi Trường) - Gõ từ khóa “zalo web” lên công cụ tìm kiếm, top đầu kết quả trả về luôn có 2 địa chỉ “zaloweb.me” và “zaloweb.vn”. Đây đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng. Mỗi ngày đang có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI