Giáo sư June Medford. |
Cây cối thường sản sinh ra một loại protein, được gọi là cơ quan thụ cảm,nằm trong tế bào. Những protein này thường khá nhạy cảm với ánh sáng và một số côn trùng. Khi gặp ánh sáng hoặc côn trùng, chúng thường có hành động phản vệ.
Dựa vào hiện tượng này, nhà sinh vật học Medford và các đồng nghiệp đã tạo ra được một loại protein có khả năng cảm thụ được môi trường ô nhiễm và chất nổ trong tế bào và “chỉ đạo” cây chuyển màu lá khi phát hiện ra những chất này. “Chúng tôi đã “huấn luyện” những cây này phát hiện ra thứ mình cần và phản ứng theo cách mà mọi người có thể nhận ra”- bà Medford nói.
Lá cây có thể biến màu khi phát hiện chất nổ. |
Loại cây này có thể phát hiện ra chất nổ TNT với nồng độ dưới 25 phần tỷ tính theo thể tích, nghĩa là nhạy hơn khả năng đánh hơi của chó đến 100 lần. Từ nồng độ này trở lên, màu của lá cây sẽ chuyển từ lục sang vàng trong khoảng vài giờ trong thời gian vài giây đến vài phút.
Công trình này đang thu hút được sự quan tâm rất lớn của Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu tiên tiến thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ, phòng Nghiên cứu Hải quân, quỹ Khoa học quốc gia và cục Khoc học an ninh quốc gia.
Nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng chống tội phạm đánh bom tại những địa điểm nhạy cảm như sân bay, cửa hàng…