Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Xây thủy điện ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin:Thủ tướng đồng ý mới được làm
(09:14:32 AM 27/08/2013)
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về phát biểu của ông Hoàng Ðình Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Nguyên, chủ đầu tư dự án thủy điện Ea K’tuor: "Chúng tôi đã có đầy đủ các văn bản đồng ý của cơ quan chức năng cho xây dựng thủy điện Ea K’tuor. Sau khi tiến hành đánh giá tác động môi trường và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chúng tôi sẽ triển khai xây dựng"?
Ông Trần Thế Liên - Vụ trưởng Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-Ông Trần Thế Liên: Tôi không hiểu ông Tuấn căn cứ vào đâu mà nói rằng Công ty TNHH Hoàng Nguyên đã có đầy đủ văn bản đồng ý của các cơ quan chức năng.
Nếu muốn xây dựng thủy điện trong các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt là các VQG, khu bảo tồn do Thủ tướng ra quyết định thành lập thì trước tiên phải trình Thủ tướng để xin chủ trương theo quy định pháp luật hiện hành tại các điều 16, 18 của Nghị định số 117/2010/NÐ-CP ngày 24-12-2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Ðối với thủy điện Ea K’tuor, dự án này nằm trong VQG do Thủ tướng xác lập, vì vậy thủ tục phải do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) trình Thủ tướng. Nếu Thủ tướng đồng ý thì dự án mới được triển khai.
Khu vực xây dựng thủy điện Ea K’tuor nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin Ảnh: CAO NGUYÊN
Hồ sơ của dự án thủy điện Ea K’tuor đã trình Bộ NN-PTNT chưa, thưa ông?
- Ðến giờ, Tổng cục Lâm nghiệp vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin gì về dự án này.
Nếu UBND tỉnh Ðắk Lắk "trải thảm đỏ" mời gọi Công ty TNHH Hoàng Nguyên đầu tư vào dự án nhưng Bộ NN-PTNT bác bỏ thì dự án này có được thực hiện?
- Tôi cho rằng đây là công trình thủy điện có công suất rất nhỏ mà lại nằm trong phân khu nghiêm ngặt của VQG Chư Yang Sin. Vì vậy, quan điểm của chúng tôi là dù UBND tỉnh Ðắk Lắk có mời chào, dự án cũng không thể thực hiện được.
Ngay từ năm 2006, Bộ NN-PTNT đã có công điện đề nghị tỉnh Ðắk Lắk cũng như Sở NN-PTNT tỉnh Ðắk Lắk; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ðắk Lắk và VQG Chư Yang Sin không cho thực hiện dự án thủy điện Ea K’tuor.
Ðâu là lý do Bộ NN-PTNT đã bác bỏ dự án Ea K’tuor?
- Từ tháng 8-2005, Cục trưởng Cục Kiểm lâm Hà Công Tuấn (nay là thứ trưởng Bộ NN-PTNT - PV) đã ký công văn gửi VQG Chư Yang Sin, theo đó, Cục Kiểm lâm thống nhất với đề nghị của VQG về việc không được xây dựng Nhà máy Thủy điện Ea K’tuor ở suối Ea K’tuor, xã Cư Pui vì khu vực dự kiến xây dựng nằm trong phân khu nghiêm ngặt của VQG Chư Yang Sin.
Tiếp đó, tháng 5-2006, ông Hà Công Tuấn thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Ðức Phát đã tiếp tục có công điện gửi Sở NN-PTNT tỉnh Ðắk Lắk, Chi cục Kiểm lâm Ðắk Lắk, VQG Chư Yang Sin. Công điện nêu rõ: Việc Công ty TNHH Hoàng Nguyên xây dựng nhà máy thủy điện tại suối Ea K’tuor, xã Cư Pui, khu vực dự kiến xây dựng nhà máy thủy điện nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Chư Yang Sin phải thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm, phải tạm dừng các hoạt động tác động tiêu cực đến bảo tồn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Vậy kể cả khi nhà máy thủy điện này giảm công suất thiết kế từ 7,5 MW xuống 5 MW cũng không được thông qua, thưa ông?
- Việc điều chỉnh này nhằm giảm thiểu tác hại của dự án đến rừng và môi trường. Tuy nhiên, về vị trí địa lý thì dự án này nằm ở trong phân khu nghiêm ngặt nên rất khó có thể thực hiện được. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã; gây ô nhiễm môi trường...
Nếu Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường, liệu dự án Ea K’tuor có được thực hiện?
- Tôi cho rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhất là dự án triển khai tại VQG thì họ sẽ phải cực kỳ thận trọng. Dù bất cứ lý do gì cũng khó có thể biện luận để cho rằng dự án thủy điện này có hiệu quả cao để được triển khai.
Tôi xin khẳng định: Với vị trí mà dự án này định triển khai là khu vực cực kỳ nhạy cảm. Chắc chắn chúng tôi sẽ phải hết sức thận trọng khi đánh giá và rất khó để có thể trình dự án này lên Thủ tướng để cho thực hiện.
Nếu UBND tỉnh Ðắk Lắk đồng ý, còn VQG nói không thì sao?
- Ðiều quan trọng nhất trong xây dựng công trình thủy điện phải được sự đồng ý của chủ rừng. Trường hợp này là VQG Chư Yang Sin. Theo quy trình, công đoạn đầu tiên là VQG phải có tờ trình đồng ý để làm thủy điện. Nếu VQG Chư Yang Sin không đồng ý cho chuyển mục đích sử dụng rừng thì dự án thủy điện Ea K’tuor không đủ hồ sơ và không có căn cứ pháp lý để triển khai.
Chủ đầu tư quá chủ quan
Về phát biểu của ông Hoàng Ðình Tuấn: "Ðể báo chí viết thoải mái rồi chúng tôi làm" (Báo Người Lao Ðộng số ra ngày 24-8), ông Trần Thế Liên cho rằng: "Ðây là phát biểu hết sức chủ quan. Dự án này chắc chắn sẽ không thể hợp lòng dân. Chắc chắn các cơ quan chức năng và kể cả các cơ quan quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ sẽ không thể cho phép dự án này được triển khai". |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.