»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:29:36 PM (GMT+7)

Việt Nam thiếu than!

(21:34:11 PM 17/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Nước ta đang đối mặt tình trạng thiếu than – nguồn nhiên liệu chủ chốt cho nền kinh tế – do xuất khẩu thô ồ ạt mặt hàng này trong nhiều năm qua và công nghệ khai thác lạc hậu.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) dự kiến từ năm 2014, mỗi năm sẽ nhập khẩu 10 triệu tấn than để vận hành Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.


“Ăn” hết miếng ngon


Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho biết trước đây, do giá xuất khẩu than cao, có lúc lên đến 200 USD/tấn nên mỗi năm, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng vài chục triệu tấn. “Đây là nguồn thu rất có ý nghĩa cho ngân sách, cho Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) để bù đắp lỗ do giá bán than trong nước dưới giá thành” – ông Ngãi nói. 

 

Theo ông Ngãi, giai đoạn xuất khẩu than “nóng” nhất của Việt Nam là từ năm 2006 đến 2011. Hiện nay, xuất khẩu than có xu hướng giảm sút do nhu cầu thế giới giảm, giá xuất xuống còn khoảng 75 USD/tấn. Như vậy, riêng giai đoạn xuất khẩu ổ ạt 2006-2011, chúng ta đã xuất thô hàng trăm triệu tấn than.

 


Mùng 1 Tết Giáp Ngọ, tại Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả – Vinacomin (Quảng Ninh), tàu MAGNOLIA ACE nhận 24.200 tấn than cám 8 xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Ảnh:TTXVN)

 

Ông Ngãi đánh giá thêm: Hiện trữ lượng than các mỏ ở tỉnh Quảng Ninh vẫn còn khá lớn, khoảng 1 tỉ tấn. Trong khi đó, tốc độ khai thác của chúng ta mới đạt khoảng hơn 39 triệu tấn/năm; chưa kể đến năm 2014, dự kiến sản lượng khai thác giảm còn 37,7 triệu tấn. Như vậy, trữ lượng than còn đủ để khai thác trong vài chục năm. Tuy vậy, việc khai thác bị hạn chế do các mỏ than lộ thiên, dễ khai thác hầu như đã cạn kiệt. “Chúng ta đang phải khai thác than trong hầm lò sâu khoảng 400-500 m và chủ yếu khai thác thô sơ, dựa trên sức lao động của con người là chính, trình độ cơ giới hóa mới đạt 2,8% nên năng suất rất thấp” – ông Ngãi nói.

 

Chuyên gia kinh tế – TS Lê Đăng Doanh phân tích: Những “miếng ngon” đã bị khai thác dễ dãi từ lâu nên cạn kiệt dần, đồng thời nhà nước cho xuất khẩu nhiều để tăng nguồn thu đã làm hao hụt tài nguyên nên hiện nay, cần phải có những giải pháp “chữa cháy”. Từ năm 2011, Thủ tướng đã giao cho ngành than trong giai đoạn năm 2011-2015 phải mở thêm 28 mỏ mới nhưng không thực hiện được do giá trị đầu tư quá lớn, khoảng 300-400 triệu USD mỗi mỏ và phải mất 7-8 năm. Do vậy, tình trạng thiếu hụt than tuy đã được báo trước nhưng vẫn chưa có giải pháp chủ động khắc phục kịp thời.

 

Vừa xuất lại vừa nhập!


Ông Trần Viết Ngãi cho biết với 10 triệu tấn than nhập khẩu, số tiền mà PVN phải bỏ ra là không nhỏ. Dự tính giá FOB nhập về đã khoảng 200 USD/tấn, chưa kể chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Trong khi đó, với sự ra đời của các nhà máy nhiệt điện theo lộ trình Quy hoạch Điện VII, chắc chắn áp lực nhập khẩu than cho cả PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ còn tăng cao trong vài năm nữa.

 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2014, Vinacomin dự tính chỉ xuất khẩu từ 8-10 triệu tấn than/năm để giữ lại nguồn than phục vụ nội địa. Ngoài ra, đến thời điểm này, ngành than tồn kho khoảng 5 triệu tấn nhưng vẫn không đủ để phục vụ nhu cầu trong nước. Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo các bộ – ngành, trong đó có Bộ Công Thương và Vinacomin, phân tích chi tiết nhu cầu than theo chủng loại, nguồn (trong nước, nhập khẩu) và lập kế hoạch hỗ trợ các tập đoàn tìm nguồn, đàm phán hợp đồng nhập khẩu than…, bởi lượng than nhập khẩu sẽ ngày càng lớn.

 

Về thực trạng này, ông Trần Viết Ngãi cho rằng: “Mặc dù tồn kho đến 5 triệu tấn nhưng chủ yếu là than cám 6, trong khi ngành điện lại cần than cám 4 và 5 để vận hành nhiệt điện. Do đó, đang có sự không hợp lý trong việc thu xếp nguồn nhiên liệu cho các ngành. Ngành than vẫn có chủ trương xuất khẩu và lượng xuất hằng năm vẫn tương đối lớn, trong khi nhà nước thì có chủ trương mở rộng khai thác trong nước nhưng lại chưa tạo điều kiện để ngành than thực hiện như không cấp vốn, không cấp phép”.

 

“Hiện giá xuất khẩu không hề cao, chỉ đủ trang trải chi phí, vậy liệu chúng ta có nên đánh đổi để lấy nguồn thu hay nên có những giải pháp để tránh tình trạng nghịch lý là vừa xuất vừa nhập như hiện nay. Hơn nữa, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây thiệt hại lớn cho xã hội bởi các ngành sẽ thiếu nhiên liệu để sản xuất, người dân đối mặt với giá điện tăng, các chi phí dịch vụ khác cũng tăng theo” – TS Lê Đăng Doanh đặt vấn đề. 

(Theo NLĐ)
Từ khóa liên quan: Việt Nam, thiếu, than, nhập khẩu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam thiếu than!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI