»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:01:02 AM (GMT+7)

Việt Nam lên tiếng việc Lào định xây đập thủy điện thứ 6 trên sông Mekong

(18:26:57 PM 14/05/2020)
(Tin Môi Trường) - Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc Lào triển khai xây đập thủy điện thứ 6, Dattang Sanakham, trên dòng chính sông Mekong trong năm nay.

"Là quốc gia ở hạ du của sông Mekong, Việt Nam rất quan tâm đến tác động xuyên biên giới và lũy tích của các công trình thủy điện trên dòng chính của sông Mekong. Như đã nhiều lần nêu rõ, các quốc gia có lợi ích chính đáng trong sử dụng tài nguyên nước sông Mekong để phát triển, đồng thời phải có trách nhiệm chung trong việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời Zing tại họp báo thường kỳ chiều 14/5.

 
"Việc phát triển các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần đảm bảo không gây tác dụng tiêu cực, bao gồm các tác động xuyên biên giới đến môi trường, đời sống kinh tế - xã hội của các nước ven sông, nhất là các nước ở hạ nguồn, theo đúng thông lệ quốc tế và quy định của Ủy hội sông Mekong Quốc tế", bà Hằng nói.
 
"Việt Nam mong muốn và sẵn sàng chung tay cùng các nước ven sông tăng cường hợp tác nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước ven sông, vừa không có tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân sinh sống trong khu vực".
 
Việt[-]Nam[-]lên[-]tiếng[-]việc[-]Lào[-]định[-]xây[-]đập[-]thủy[-]điện[-]thứ[-]6[-]trên[-]sông[-]Mekong
Đập thủy điện Xayaburi của Lào trên sông Mekong. Ảnh: AFP.
 
Chính phủ Lào đã lên kế hoạch xây dựng đập thủy điện mới trên sông Mekong và dự kiến khởi công vào cuối năm nay, động thái có thể làm phức tạp thêm tình trạng hạn hán ở khu vực hạ lưu.
 
Ủy hội sông Mekong (MRC) cho biết nhà máy thủy điện Sanakham có kinh phí khoảng hơn 2 tỷ USD, được xây dựng bởi công ty thủy điện Datang Sanakham, công ty con của Công ty sản xuất điện quốc tế Datang của Trung Quốc, theo Reuters.
 
Dự án mới là đập thủy điện thứ 6, trong kế hoạch xây dựng 9 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong của chính phủ Lào. Phát triển thủy điện là trọng tâm trong kế hoạch của chính phủ Lào để xuất khẩu khoảng 20.000 MW điện cho các nước láng giềng vào năm 2030.
 
Đập Sanakham được xây dựng cách thủ đô Vientiane khoảng 15 km về phía bắc. Nhà máy này có công suất khoảng 684 MW, dự kiến vận hành từ năm 2028.
(Tri thức trực tuyến)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam lên tiếng việc Lào định xây đập thủy điện thứ 6 trên sông Mekong

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI