Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Từng bước đưa công nghệ LED vào chiếu sáng công cộng
(08:51:28 AM 13/08/2015)Ảnh minh họa: TL
Giảm mức tiêu thụ điện
Theo Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh, hiện hệ thống chiếu sáng công cộng là lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng do thiết kế, lắp đặt và sử dụng chiếu sáng chưa hiệu quả. Các thành phố lớn chủ yếu dùng đèn thủy ngân cao áp hoặc sodium cao áp cho hệ thống chiếu sáng công cộng, vốn là những loại đèn tiêu thụ nhiều điện năng, hiệu suất chiếu sáng chưa cao và tuổi thọ thấp.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có mức tiêu thụ điện năng khá lớn, với hệ thống chiếu sáng tiêu thụ hơn 162 triệu kWh điện/năm, trong đó chiếu sáng công cộng chiếm khoảng 90 triệu kWh/năm, ước tính ngân sách phải chi trả hơn 130 tỉ đồng mỗi năm. Trong đó, đèn cao áp HPS 400W chiếm 2,4%, đèn HPS 250W chiếm 39%, đèn HPS từ 100 – 150W chiếm 58,5%. Đây là những loại đèn có công suất lớn, mức tiêu thụ điện năng khá cao. Theo tính toán của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng, nếu thay 102.500 bóng đèn chiếu sáng công cộng đang sử dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng đèn LED công suất từ 65 – 200W, thì sẽ tiết kiệm được trên 55,3 triệu kWh/ năm, tương đương 88 tỉ đồng.
Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vốn đầu tư ban đầu khi sử dụng công nghệ LED cho chiếu sáng công cộng khá cao, nhưng hiệu quả mang lại là lâu dài. Bên cạnh tiết kiệm về mức tiêu thụ năng lượng, các bóng đèn LED hiện nay có phát tán quang cao, nên khoảng cách giữa các trụ đèn sẽ xa hơn, đồng thời bóng đèn LED có tuổi thọ cao hơn bóng đèn đang sử dụng. Điều này sẽ giúp giảm mức đầu tư trong quá trình sử dụng.
Cùng quan điểm trên, ông Vương Quan Trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Điện Quang, cho rằng khi triển khai ứng dụng công nghệ LED cần chú trọng ba yếu tố là tính an toàn, tiết kiệm và tuổi thọ bóng đèn. Trong đó, không phải kinh phí mua bóng đèn giá rẻ là tiết kiệm, mà quan trọng là hiệu suất cao và tuổi thọ bền lâu của bóng đèn. Hiện bóng đèn cao áp thường có tuổi thọ khoảng 2 – 4 năm, trong khi bóng đèn LED thường từ 8 – 10 năm mới phải thay thế (chỉ cần bảo trì theo định kỳ).
Hiện nhiều tỉnh thành tại Việt Nam đã thí điểm sử dụng bóng đèn LED cho hệ thống chiếu sáng đô thị và bước đầu có kết quả khả quan. Trong năm 2014, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Năng lượng Việt – Viet ESCO (trực thuộc Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh) đã thực hiện công trình thí điểm thay thế 55 bộ đèn cao áp (công suất 250W) bằng đèn LED (công suất 80W) trên các tuyến đường thành phố Bến Tre. Dự án này giúp thành phố Bến Tre tiết kiệm được trên 45 ngàn kWh/năm, tương đương 67 triệu đồng.
Theo ông Huỳnh Trí Dũng, Phó Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam , Tổng tiêu thụ điện cho chiếu sáng công cộng của Việt Nam là 564 triệu kWh, tương đương 486 KTOE (theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2010). Dự kiến mức tiêu thụ này sẽ tăng cao với tốc độ đô thị hóa và quá trình cải thiện hạ tầng giao thông ở nước ta. Việc sử dụng chung hạ tầng với ngành điện và dùng bóng đèn cao áp thủy ngân và các chóa đèn có phát tán quang thấp đang gây tốn kém nhiều điện năng. Nếu toàn bộ hệ thống chiếu sáng được sử dụng đèn LED, một số nơi kết hợp với pin mặt trời làm nguồn cung cấp, thì mức tiêu thụ điện vào năm 2050 sẽ còn khoảng 176 KTOE.
Ảnh minh họa: TL
Nhiều khó khăn khi mở rộng
Từ năm 2008 đến nay, nhiều tỉnh, thành phố tại Việt Nam đã thí điểm ứng dụng đèn LED trong chiếu sáng đô thị như Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Gia Lai, Cao Bằng, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh… Việc ứng dụng công nghệ LED vào chiếu sáng công cộng giúp tiết kiệm điện năng là hướng đi phù hợp và cần thiết.
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Trí Dũng, hiện nay còn nhiều “rào cản” để triển khai ứng dụng công nghệ LED trong chiếu sáng tại đô thị như: kỹ thuật, mỹ thuật cũng chất lượng các loại bóng đèn này chưa có quy chuẩn cụ thể, chưa được kiểm tra; việc sử dụng đèn LED chưa có sự đồng bộ, các loại sản phẩm cải tiến liên tục dẫn đến thiếu sự ổn định. Trong khi đó, tuổi thọ đèn chưa dài như quảng cáo (chưa có quy chuẩn, quy định cụ thể), ngoài ra khi hư hại thường không có sản phẩm thay thế phù hợp do công nghệ, mẫu mã đi quá nhanh khiến sản phẩm cũ bị “lỗi thời”.
Bên cạnh đó, hiện nhiều đơn vị đã nhìn ra sự tiện lợi, tiết kiệm điện năng khi sử dụng bóng đèn LED, nhưng do số vốn đầu tư ban đầu khá lớn khiến các dự án gặp khó khăn. Để giải bài toán này, một số doanh nghiệp đã liên kết, hỗ trợ các chủ đầu tư bằng cách góp vốn, công nghệ và thiết bị để thực hiện dự án, sau đó sẽ thu hồi vốn từ nguồn tiết kiệm điện năng của đơn vị đầu tư. Trong thời gian qua, Công ty Viet ESCO, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang… đã triển khai nhiều dự án thí điểm theo mô hình này.
Ông Vương Quan Trường cho biết, khi triển khai dự án thay thế đèn LED trong chiếu sáng công cộng, các nhà đầu tư chỉ bỏ một phần chi phí, phần còn lại sẽ do doanh nghiệp hỗ trợ. Sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, số vốn đầu tư sẽ được thu lại dần dần trong thời gian khoảng 2 năm. Đây là cách kết hợp nhằm giảm áp lực nguồn vốn đầu tư ban đầu cho đối tác.
Để hướng tới mục tiếu cắt giảm tiêu thụ năng lượng, việc thay thế các bóng đèn cao áp tiêu thụ nhiều điện năng là cần thiết, nhưng phải có lộ trình cụ thể và các giải pháp phù hợp. Theo ông Huỳnh Trí Dũng, trước hết cơ quan chức năng cần xây dựng và ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phù hợp, đồng thời thúc đẩy và khai thác tiềm năng ứng dụng của công nghệ LED trong chiếu sáng công cộng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.