»

Thứ bảy, 18/01/2025, 09:17:58 AM (GMT+7)

Trung Quốc phát triển chiến lược điện hạt nhân

(09:20:51 AM 19/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Khủng hoảng tại Nhật Bản làm ngưng trệ ngành công nghiệp hạt nhân ở nhiều nước, nhưng ở Trung Quốc, nhu cầu năng lượng cao khiến lĩnh vực này vẫn nóng.

Dưới đây là phân tích của tờ The New York Times về khả năng Trung Quốc gắn bó với điện hạt nhân.

Mùa hè vừa qua, quốc hội Đức đã bỏ phiếu đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân của nước này cho đến năm 2022, trong khi quốc hội Thụy sĩ bỏ phiếu đóng cửa từng phần chương trình điện hạt nhân vào năm 2034. Suy thoái kinh tế tại Mỹ và ở hầu hết các nền kinh tế phát triển từ năm 2008 làm giảm nhu cầu về điện, dẫn đến giảm sự quan tâm đến điện hạt nhân.

Một[-]nhà[-]máy[-]điện[-]hạt[-]nhân[-]gần[-]Bắc[-]Kinh.[-]Trung[-]Quốc[-]đã[-]cho[-]kiểm[-]tra[-]toàn[-]bộ[-]các[-]cơ[-]sở[-]hạt[-]nhân[-]sau[-]sự[-]cố[-]Kukushima[-]ở[-]Nhật.[-]Ảnh:[-]NYT.
Một nhà máy điện hạt nhân gần Bắc Kinh. Trung Quốc đã cho kiểm tra toàn bộ các cơ sở hạt nhân sau sự cố Kukushima ở Nhật. Ảnh: NYT.

 

Tại Nhật Bản, chính phủ đã ngừng các kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân và đối mặt với một cuộc chiến chính trị để giữ cho các lò phản ứng hiện có tiếp tục hoạt động. Nền kinh tế mới nổi như Brazil và đặc biệt là Ấn Độ vẫn lên kế hoạch xây thêm các lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, hồi tháng 9, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã thông qua một dự luật trong đó tăng tính độc lập của các nhà giám sát hạt nhân đối với ngành công nghiệp, mặc dù các nhà phê bình tỏ ra nghi ngờ.

 

Tiếp tục nhưng phải an toàn

Tình hình này khiến Trung Quốc, chỉ trong vài năm tới, sẽ trở thành nước xây dựng nhiều lò phản ứng hạt nhân hơn tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại. Sau sự cố ở Fukushima, các thanh tra Trung Quốc đã bỏ ra 4 tháng để kiểm tra tất cả các lò phản ứng hiện có và các lò sẽ xây dựng, và tuyên bố tất cả đều an toàn. Công tác kiểm tra an toàn vẫn được tiếp tục đối với các lò chưa được xây dựng vào thời điểm xảy ra sự cố Fukushima.

Jiang Kejun, giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc cho biết, chính phủ kiên định với mục tiêu 50 gigawatts điện hạt nhân vào trước năm 2015, so với công suất 10,8 gigawatts vào cuối năm ngoái.

Các quan chức Trung Quốc khác thì nhấn mạnh rằng lượng tiêu thụ điện ngày càng gia tăng ở Trung Quốc làm cho điện hạt nhân trở thành nhu cầu bức thiết. Họ cho rằng sự cố Fukushima là bài học bổ ích cho ngành công nghiệp điện hạt nhân.

Trong khi tiếp tục nghiên cứu cải tiến các biện pháp an toàn, chính phủ chỉ không cho phép triển khai xây dựng các lò phản ứng chưa được thông qua, tính đến tháng 3 năm nay.

Vào cuối năm ngoái, điện hạt nhân chỉ chiếm 1,1% tổng sản lượng điện của Trung Quốc. Cùng với tốc độ xây dựng các nhà máy điện chạy bằng sức gió và than hiện nay vượt xa tốc độ xây dựng của bất kỳ nước nào khác trên thế giới, điện hạt nhân ở Trung Quốc rất có thể sẽ chỉ chiếm chưa đến 4% sản lượng điện toàn quốc vào năm 2015.

 

Giảm dần phụ thuộc vào than đá

Than đá vẫn là nguồn sản xuất điện chủ yếu ở Trung Quốc, tạo ra ¾ sản lượng điện của quốc gia. Điện hạt nhân hơn than trên phương diện là nguồn cung cấp liên tục. Và được Trung Quốc chú trọng điện hạt nhân vì nước này đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng nhằm giảm dần lượng khí phát thải gây nóng lên toàn cầu.

Cho đến khi có được những nguồn dự trữ điện thay thế đáng tin cậy từ năng lượng gió và mặt trời, Trung Quốc còn tiếp tục phải phụ thuộc vào điện hạt nhân như là một phần cơ bản trong nguồn năng lượng tổng hợp của mình.

Than đá là nguồn sản sinh điện gây ô nhiễm mạnh nhất về khí thải gây thay đổi khí hậu trong khi điện hạt nhân là nguồn sạch nhất. Tai nạn trong khai thác than ở Trung Quốc mỗi năm giết chết trên 2.000 người, và một vùng rộng lớn ở nông thôn phía Bắc của Trung Quốc đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến an toàn hạt nhân vì họ có một số vùng nông thôn dân cư đông đúc nhất thế giới. Nếu một tai nạn hạt nhân xảy ra làm cho một khu vực dù là nhỏ xung quanh một nhà máy điện hạt nhân không thể sinh sống được thì rất nhiều người cần phải tái định cư.

 

Chuyển giao công nghệ

Trung Quốc ngày nay có một loạt các loại lò phản ứng đủ các chủng loại, sử dụng lò của Pháp, của Mỹ, của Nga và các lò tự chế trong nước. Khi phê duyệt các hợp đồng thiết kế cho một loạt các nhà thầu đa quốc gia về nhà máy điện hạt nhân, Trung Quốc đòi hỏi họ phải cung cấp đủ các tài liệu chính xác về cách xây dựng lò phản ứng hạt nhân.

Điều này làm cho Trung Quốc sẽ có khả năng trở thành nước xuất khẩu lò phản ứng trong vài năm tới, cạnh tranh với các nước công nghiệp hóa. Nhu cầu của thế giới về lò phản ứng có thể sẽ tăng nếu những ký ức về tai nạn Fukushima phôi phai hoặc nếu những lo lắng về hiện tượng nóng lên toàn cầu trở nên cấp bách hơn.

Trung Quốc không chỉ nắm bắt được công nghệ, họ còn tạo ra nền kinh tế quy mô bằng cách cùng một lúc xây dựng nhiều lò phản ứng. Mỗi năm có một lượng dân gần chục triệu người di cư tới sinh sống ở các thành phố, kèm với các đòi hỏi về máy điều hòa nhiệt độ và vô số thiết bị ngốn điện khác. Tiêu thụ điện có thể sẽ tiếp tục gia tăng với mức hai con số.

Dennis Bracy, giám đốc Diễn đàn song phương Mỹ-Trung về Năng lương sạch, nhận xét: “Đấy là cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử” và “Tôi tin rằng họ (Trung Quốc) sẽ gắn bó với hạt nhân như một phần trong tổng các nguồn năng lượng.”

Phạm Ngọc Uyển (Vnexpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trung Quốc phát triển chiến lược điện hạt nhân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI