Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Tồn tại trữ lượng lớn khí hydrate ở biển Việt Nam
(14:20:13 PM 15/02/2012)
Ông Nguyễn Biểu, Tổng hội Địa chất Việt Nam cho biết, trong quá trình thực hiện đề tài cấp Nhà nước KC/18/06 - 10, nghiên cứu địa hình đáy biển tài liệu ghi lại địa hình, địa chấn sâu 2D đã cho thấy các dạng dị thường của địa mạo, cấu trúc địa chấn liên quan đến hydrat đã được phát hiện. Dự báo triển vọng tài nguyên khí hydrat ở sườn lục địa Tây Nam biển Đông là rất lớn.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tại các vùng tồn tại khí hydrat có dạng địa hình khá đặc biệt. Đó là các rãnh cắt dạng tỏa tia, dạng lông chim, dạng ổ, dạng tuyến và dạng rò rỉ. Sự thoát khí hay dung dịch qua lớp trầm tích đáy biển tạo nên tính đa dạng về địa hình có thể liên quan đến sự nổ tung, thoát và tấm lọc... của khí kèm nhiều biểu hiện cụ thể như hiện tượng sủi tăm bong bóng từ đáy biển; hiện tượng xâm tán tỷ lệ nhỏ của các vi bọt hoặc hỗn hợp hydrocarbon trong dung dịch. Các dạng địa mạo này được tìm thấy khá phổ biến ở biển rìa nước ta. Các ổ khí thường có dạng tròn, hình nón, cá biệt một số nơi khí xuyên lên nâng cao từ vài mét cho tới 70m so với mặt biển.
Dựa vào những kết quả nghiên cứu, người ta đã phân thành 4 vùng tiềm năng, xếp thứ tự A, B, C, D. Những vùng biển có tiềm năng lớn là vùng đảo Tri Tôn, Phú Khánh, Tây Nam Biển Đông, Khu vực Đình Trung và Vũng Mây. 27 khu vực có triển vọng lớn nhất với tổng diện tích là 269,26 km2 nằm trong vùng triển vọng loại A. Tài nguyên dự báo cho 27 khu vực có biểu hiện thoát khí có phản xạ mô phỏng đáy và vùng có phản xạ trắng tốt nhất. Những phát hiện trên đã mở ra hướng nghiên cứu tài nguyên môi trường biển mới, với những tiềm năng kinh tế lớn cần được tiếp tục đầu tư khai thác.
Các số liệu đo đạc nhiệt độ nước biển Đông cho thấy, nhiệt độ đáy biển phụ thuộc vào độ sâu (với độ sâu đáy biển từ 300 - 500m thì nhiệt độ đáy biển thay đổi từ 10,5 đến 7,5 độ C và độ sâu từ 1000 - 3000m thì thay đổi từ 5 - 2,5 độ C). Ở phần sâu hơn tại Trũng biển Đông, nhiệt độ xuống dưới 2độ C. Khu vực sườn lục địa, việc thay đổi nhiệt độ có giá trị cao, từ 60- 94 độ C/km. Vì vậy phần nước sâu trên 300m của Biển Đông Việt Nam đáp ứng về điều kiện nhiệt độ để hình thành khí hydrate.
Theo các nhà khoa học, phần lớn địa hình đáy biển trên vùng biển Việt Nam có vĩ tuyến trùng với hướng tách giãn của Biển Đông. Tại đây, xuất hiện nhiều núi lửa, là dạng địa hình thuận lợi cho việc hình thành các cao nguyên ngầm, các đới nâng. Phần sườn lục địa miền Trung và Đông Nam , địa hình đáy biển thay đổi đột ngột từ vài trăm mét xuống 1500 - 2.500m, tạo thành vách dốc đứng. Khu vực này hình thành nhiều núi lửa trẻ, đây là địa hình thuận lợi cho việc hình thành các cấu trúc dạng nón trầm tích. Các cấu trúc này rất thích hợp cho việc hình thành khí hydrate tại các cao nguyên ngầm, các đới nâng, các nón trầm tích đáy biển, bùn núi lửa... Đặc biệt, phần phía Nam của quần đảo Trường Sa có tồn tại cấu trúc dạng "nêm tăng trưởng" là một trong những cấu trúc địa hình rất thuận lợi cho việc tồn tại khí hydrate.
Khí hydrate là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan thường được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và tầng địa chất sâu dưới lòng đại dương, là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá. Khí hydrate đã được các nhà khoa học trên thế giới xếp vào một trong 9 nguồn năng lượng sạch trong tương lai.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.