Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thuỷ điện Sông Tranh 2: Quốc hội yêu cầu làm rõ năm vấn đề
(10:19:05 AM 29/10/2012)
Với kết luận thuỷ điện Sông Tranh 2 chưa thể tích nước, uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đã chỉ ra năm vấn đề cần làm rõ
Báo cáo giám sát kết quả khắc phục hiện tượng thấm nước và đánh giá an toàn của công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 vừa được gửi đến các vị đại biểu quốc hội, chỉ ít ngày sau phiên điều trần chứng kiến sự tranh luận nảy lửa vẫn không thể ngã ngũ của các bên liên quan cùng các nhà khoa học do uỷ ban tổ chức vào sáng 20.10 vừa qua. Tại đây, lãnh đạo các bộ, ngành khẳng định mọi diễn biến vẫn trong giới hạn an toàn và được kiểm soát. Song đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam và nhiều chuyên gia độc lập đều e ngại tính xác thực của thông tin, nhất là nguy cơ động đất đang đe doạ tính mạng người dân. Quốc hội phải làm rõ trách nhiệm trong sự cố này cũng là đề nghị ở một số ý kiến.
Năm vấn đề còn ý kiến khác nhau
Cơ quan giám sát cho rằng cần tiếp tục tổ chức nghiên cứu, thảo luận để làm rõ một số nội dung đáng lưu ý còn có ý kiến rất khác nhau giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà khoa học.
Thứ nhất, kết quả chống thấm được xử lý khi cao trình hồ chứa ở mực nước chết (141m). Tuy nhiên, cao trình ngưỡng tràn của đập là 161m. Do đập không có cửa xả đáy, khi nước thượng lưu đổ về, mực nước hồ chứa có thể đạt độ cao 161m; khi tích nước đạt mực nước dâng bình thường theo thiết kế là 175m. Vì vậy, chưa rõ khả năng chống thấm của đập trong những tình huống này. Hơn nữa, việc cam kết, bảo hành cũng như tuổi thọ phương án chống thấm này chưa thấy báo cáo đề cập đến.
Hai là, công trình được xây dựng tại khu vực địa hình có hoạt động kiến tạo, các đứt gãy phức tạp đang hoạt động. Thiết bị quan trắc và số liệu thu thập được còn hạn chế. Như vậy, ngoài nguyên nhân được cho là do tích nước hồ chứa gây hiệu ứng kích thích, hiện tượng động đất ở khu vực công trình này còn có thể có mối liên hệ với các đứt gãy đang hoạt động, làm khuếch tán nước và tăng cường các trận động đất kích thích. Nếu các trận động đất liên tục xảy ra, có cường độ lớn, tâm chấn nông, trong lòng hồ hoặc sát chân đập thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến an toàn đập.
Thứ ba, Báo cáo đánh giá tác động môi trường còn có một số nội dung có thể gây hiểu lầm và dẫn đến những hạn chế trong thiết kế và thi công công trình. Ngoài ra, một số nội dung cơ bản của kết quả khảo sát địa chất công trình cũng chưa được thể hiện tại đây.
Vấn đề thứ tư, hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước các công trình xây dựng, tư vấn độc lập nước ngoài và các cơ quan chức năng đã đưa ra đánh giá kết luận là công trình đập thuỷ điện Sông Tranh 2 đảm bảo an toàn có thể tích nước để phát điện. Tuy nhiên, cần giải thích rõ nguyên nhân chưa cho tích nước đến mực nước dâng bình thường theo thiết kế.
Các cơ quan quản lý nhà nước chưa khẳng định được mức độ an toàn của đập khi có động đất cấp cao hơn và lũ đột biến tác động tới công trình là vấn đề thứ năm uỷ ban yêu cầu làm rõ.
Chưa dám khẳng định an toàn
Nhấn mạnh quan điểm “bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân khu vực hạ du đập thuỷ điện”, uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội có văn bản yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan chưa tích nước hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2, tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thận trọng, toàn diện tác động của lũ, động đất đến công trình. Các việc khác được yêu cầu sớm thực hiện là xây dựng phương án phòng, chống lũ, lụt, trong đó cần thiết lập mạng lưới cảnh báo cho người dân, đo vẽ bản đồ theo giả định vỡ đập, đánh dấu các khu vực có cao trình an toàn; tổ chức ứng phó động đất, diễn tập sơ tán có tính đến tình huống vỡ đập nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân.
Điều chỉnh quy trình điều tiết hồ chứa và lưu vực, phòng chống lũ của khu vực. Tập trung mọi giải pháp để đảm bảo an toàn tuyệt đối đập thuỷ điện Sông Tranh 2 bảo đảm an sinh xã hội cho người dân vùng dự án.
Khẩn trương đưa toàn bộ các thiết bị quan trắc vào hoạt động, lắp đặt bổ sung, vận hành các thiết bị mới để theo dõi nghiêm ngặt khả năng làm việc, các diễn biến ở khu vực công trình đặc biệt là mức độ ảnh hưởng của việc tích nước hồ chứa đối với hiện tượng động đất với tần suất và cường độ lớn như thời gian qua, quy luật biểu hiện động đất, các điều kiện địa chất kiến tạo khu vực công trình, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này tới sự ổn định của đập, làm cơ sở cho việc vận hành an toàn công trình.
Kiểm đếm, hỗ trợ, bồi thường thiệt hại cho nhà dân do động đất, đảm bảo quyền lợi cho người dân trong khu vực. Khẩn trương giải quyết những vấn đề tồn tại trong việc di dân tái định cư khu vực lòng hồ, đảm bảo đúng quy định. Cơ quan giám sát cũng cho rằng cần giao bộ Công thương, phối hợp với bộ Khoa học và công nghệ, các cơ quan hữu quan tổ chức các hội thảo khoa học, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp đầy đủ thông tin, làm việc với các nhà khoa học để làm rõ các vấn đề, còn có ý kiến khác nhau về nguyên nhân và ảnh hưởng của động đất đối với an toàn đập. Được dự báo sẽ là một trong các vấn đề nóng tại các phiên thảo luận và chất vấn tại diễn đàn của kỳ họp Quốc hội thứ tư, an toàn thuỷ điện Sông Tranh không chỉ nằm trong mối quan tâm đặc biệt của các vị đại biểu Quảng Nam.
Mới đây, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, thứ trưởng bộ Khoa học và công nghệ Nghiêm Vũ Khải cho rằng, không thể xem thường sự cố xảy ra ở đây, đừng để sự cố nghiêm trọng hơn, lúc đó đổ lỗi cho ai thì cũng đã muộn. “Tôi tin rằng các cơ quan Quốc hội sẽ có động thái phù hợp để thể hiện trách nhiệm với nhân dân”, ông Khải nói.
Trên mâu thuẫn, dưới rối mù
Theo số liệu từ bản báo cáo giám sát, trong thời gian từ 3.11.2011 đến 22.10.2012, tại khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 đã xảy ra 66 trận động đất ở các cấp độ lớn nhỏ khác nhau. Vào ngày 22.10.2012 , ghi nhận từ các trạm của viện Vật lý địa cầu tại khu vực Sông Tranh 2 đã có trận động đất lớn với M=4,6 độ Richter.
“Với tần suất và cường độ xảy ra động đất như vậy, nhiều nhà dân và nhiều công trình xây dựng ở huyện Bắc Trà My bị nứt, người dân rất hoang mang, cuộc sống sinh hoạt, sản xuất bị ảnh hưởng”, báo cáo nêu rõ. Về nguyên nhân xảy ra động đất ở khu vực này, uỷ ban cũng nhấn mạnh sự khác nhau của các quan điểm. Theo đó, viện Khoa học và công nghệ Việt Nam cho rằng, động đất tại khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 là động đất kích thích do nguyên nhân tích nước hồ chứa. Trong thời gian tới, tại khu vực Bắc Trà My và lân cận, động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá giá trị động đất cực đại đã đánh giá M=5,5 độ Richter. Còn một số ý kiến cho rằng nguyên nhân xảy ra động đất ở khu vực này còn có thể là do hoạt động của các đứt gãy, kiến tạo địa chất. Cường độ động đất có thể lớn hơn 5,5 độ Richter.
Trong khi đó, với độ an toàn của đập, báo cáo giám sát nêu kết quả của AF-Colenco (Thuỵ Sĩ) là đơn vị tư vấn độc lập có kinh nghiệm quốc tế được bộ Xây dựng thuê kiểm tra, đánh giá, rằng đập an toàn trong trường hợp có động đất lớn hơn nhiều so với động đất được giả định trong thiết kế (tương đương với động đất 5,5 độ Richter) và khẳng định hồ chứa có thể được tích nước lại trong mùa lũ sắp tới. Kết luận của tư vấn độc lập cũng nhận được sự thống nhất từ các chuyên gia của hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, lãnh đạo bộ Xây dựng cho biết tại báo cáo gửi đến cơ quan giám sát. Tuy nhiên, tài liệu được cung cấp cho đại biểu quốc hội cũng cho thấy ý kiến của liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam: “Đứng về quan điểm an toàn hồ đập thì rõ ràng thuỷ điện Sông Tranh 2 chưa đạt yêu cầu”. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.