Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thái Lan muốn xây nhà máy lọc dầu 28,7 tỷ USD tại Bình Định
(16:29:57 PM 25/11/2012)
Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) muốn đầu tư vào dự án lọc dầu lớn nhất Việt Nam. |
Theo tuyên bố của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT), họ muốn xây dựng một nhà máy lọc dầu có công suất 660.000 thùng mỗi ngày tại khu công nghiệp Nhơn Hội ở tỉnh Bình Định. Với sản lượng trên, đây sẽ là một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới. Dự kiến tổng vốn đầu tư sẽ ở mức 28,7 tỷ USD, theo tin đưa từ hãng Dow Jones Newswire.
Hôm 22/11, Cổng thổng tin điện tử của UBND tỉnh Bình Định cũng cho biết lãnh đạo tỉnh vừa có cuộc làm việc với ông Sukrit Surabotsopon - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Thái Lan, nghe ông này giới thiệu báo cáo tiền khả thi dự án khu liên hợp lọc hóa dầu.
Trả lời hãng tin Dow Jones Newswire, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết dự kiến nhà máy sẽ được khởi công từ 2016 và những thùng dầu đầu tiên sẽ ra lò vào năm 2019. "Phía PTT đã thể hiện quyết tâm rất cao, do đó chúng tôi tin rằng họ có thể thực hiện được dự án", ông Lộc phát biểu.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng cho biết thêm phía PTT đã gặp gỡ một số công ty Việt Nam để bàn về khả năng hợp tác trong dự án này, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Xăng dầu Quân đội.
PTT hiện là hãng lọc hóa dầu lớn nhất Thái Lan. Ảnh: Thailand Business News |
Về phía PTT, Giám đốc điều hành của hãng, ông Nattachat Charuchinda xác nhận rằng họ vừa trình bày bản kế hoạch dự án trước các quan chức cấp tỉnh Bình Định hôm thứ năm vừa rồi. Ông cho biết nguồn nguyên liệu dầu thô để phục vụ cho nhà máy sẽ được nhập từ Trung Đông và dự án sẽ bao gồm cả một nhà máy sản xuất các chất thơm để xuất sang Trung Quốc.
Hiện Việt Nam mới có một nhà máy lọc hóa dầu duy nhất là Dung Quất với sản lượng 130.000 thùng mỗi ngày. Sau khi đi vào hoạt động từ năm 2009, nhà máy Dung Quất đáp ứng được khoảng một phần ba nhu cầu trong nước.
Động thái của PTT diễn ra trong thời điểm đang có nhiều nhà đầu tư ngoại khác đổ tiền xây nhà máy lọc dầu tại Việt Nam. Mới đây, Tổng Giám đốc PetroVietnam Đỗ Văn Hậu cho biết dự kiến cuối năm nay, dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đến giai đoạn ký hợp đồng tổng thầu. Nhà máy được thiết kế với công suất khoảng 200.000 thùng mỗi ngày sau khi đi vào hoạt động. Trong số các chủ đầu tư của dự án có hãng lọc dầu lớn thứ ba của Nhật Idemitsu Kosan và công ty đến từ Kuwait - Kuwait Petroleum International (mỗi bên sở hữu 35,1% cổ phần), PetroVietnam và một công ty khác đến từ Nhật - Mitsui Chemicals sở hữu lần lượt 25,1% và 4,7% còn lại. Idemitsu Kosan mới đây tiết lộ việc rót vốn đầu tư có thể chậm lại do khó khăn về tài chính.
Một công ty khác của Thái Lan là Siam Cement PCL cùng đối tác đưa ra kế hoạch xây tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn trị giá 4,5 tỷ USD ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Siam Cement và các công ty con sẽ chiếm 48% cổ phần tại dự án. Số cổ phần còn lại có thể thuộc về các công ty Qatar International Petroleum Marketing, Tasweeq, Petrolimex hay PetroVietnam. Tuy nhiên, dự án này đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn, do đó đã bị trì hoãn từ năm 2009 đến nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.