Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Sống gần thủy điện lớn nhất Việt Nam nhưng chưa một ngày được dùng điện
(19:41:42 PM 18/08/2015)Nhà máy Thủy điện Sơn La hoàn thành vào cuối năm 2012, nhà máy có công suất lớn nhất Việt Nam, đồng thời lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, ngay tại nơi đặt nhà máy thủy điện này (huyện Mường La, tỉnh Sơn La), hơn 3.000 hộ dân vẫn sống trong bóng tối. Với họ, được sử dụng điện lưới quốc gia, có lẽ vẫn là một ước mơ xa vời.
Với người dân Tả Phù Chử và hàng trăm bản làng ở Sơn La, điện dường như là một ước mơ xa vời.
Nghịch lý điện
Chúng tôi đến bản Tả Phù Chử, bản xa nhất của xã nghèo Chiềng Ân (huyện Mường La, Sơn La), trời vừa xẩm tối. Chỉ cách nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á chừng 70km, nhưng cùng với hơn 60 bản khác của huyện Mường La, bản này vẫn chưa có điện.
Đêm xuống, những mái nhà người Mông lọt thỏm giữa rừng già, ánh sáng của bếp lửa dường như là dấu hiệu nhận biết duy nhất nơi đây có người sinh sống.
Qua đoạn dốc đầu bản thì đến ngôi nhà của gia đình anh Giàng A Khua, 30 tuổi. Đốm lửa le lói giữa nhà làm hiện ra tám mái đầu đang chụm quanh nồi cơm to, một rổ rau và đĩa muối trắng.
Vợ chồng A Khua sinh được 6 đứa con, đứa lớn mới 12 tuổi, đứa út gần 1 tuổi. Cúi xuống thổi lửa to thêm, A Khua nói bằng tiếng Kinh lơ lớ: “Hôm nay mình đi làm thuê đổi được mấy cân gạo. Vợ bận con nhỏ không làm được, nhà hết gạo từ hai tháng rồi. Ăn còn chưa đủ, lấy đâu tiền mà mua máy phát điện”.
Xong bữa cơm, mấy đứa trẻ rủ nhau ra trước nhà hóng mát. Đôi mắt chúng chăm chú nhìn từng ánh đèn lập lòe phát ra từ những ngôi nhà ven suối. Với gia đình anh Khua cũng như nhiều hộ dân ở đây, điện là một thứ gì đó thật xa xỉ.
Gần bờ suối, nhà chị Phàng Ba La nổi bật nhất với ánh đèn compact chớp liên hồi như đèn sân khấu. Chị kể khi chồng còn sống, hai người chăm chỉ làm nương tích góp mua được chiếc máy phát điện nhỏ chạy bằng sức nước, giá 800 ngàn đủ thắp một cái bóng đèn. Năm ngoái, anh không may qua đời, mình chị xoay sở nuôi 8 đứa con. Mùa vừa rồi thu hoạch được 3 tạ thóc, chị phải chạy ăn từng bữa đã mấy tháng nay.
Nhìn cái bóng đèn nhấp nháy, Ba La ngậm ngùi nói: “Chồng chết rồi, không có ai lo bắc lại máy vào chỗ nước chảy đều nữa nên đèn nó nháy. Mai mốt mình sẽ bán máy đi mua gạo thôi, điện thì thích nhưng cái ăn cần hơn”.
Ở Tả Phù Chử, một số hộ có điện nhờ dùng máy phát điện bằng sức nước lắp đặt gần suối. Công suất máy phát đều khá nhỏ, chỉ đủ thắp bóng đèn, sạc điện thoại. Vào mùa khô, người dân phải chuyển máy sang luồng nước khác.
Thứ ánh sáng duy nhất gia đình anh Giàng A Khua cũng như hàng chục hộ dân ở đây sử dụng khi đêm xuống là lửa
Ước mơ xa vời
Ngôi nhà sáng nhất bản có lẽ là nhà trưởng bản Phàng A Dênh, anh phải đầu tư máy phát điện công suất lớn để thắp 2 bóng đèn, sử dụng khi bản hội họp.
“Dân bản nghèo, vào mùa giáp hạt gần như cả bản thiếu đói. Chẳng mấy hộ dám mua máy phát. Bản mình mong sao sớm được kéo điện về để bà con sản xuất, trẻ con có đèn học bài”, A Dênh nói.
Trưởng bản Tả Phù Chử cho hay, bản có 29 hộ dân thì mới 4 hộ thoát nghèo. Gần 10 hộ thường xuyên đói đứt bữa. Mỗi năm người dân chỉ làm được một vụ, khí hậu khắc nghiệt nên năng suất rất thấp.
Gần 9h tối, bếp lửa và những ánh đèn yếu ớt trong bản đã tắt hết. A Dênh ngồi trước thềm cửa uống chén trà nóng, ngắm nhìn xung quanh. Trước mắt anh, bản làng ngập chìm trong bóng tối đen đặc. Phía xa xa, qua mấy dãy núi, nhà máy thủy điện Sơn La sáng lấp lánh, hoạt động bất kể ngày đêm để cung cấp điện cho mọi miền đất nước.
Lý giải về việc người dân gần thủy điện mà không được dùng điện, ông Bùi Văn Lương, Giám đốc Công ty Điện lực huyện Mường La cho biết, trên địa bàn huyện có 16 thủy điện lớn nhỏ, các thủy điện này sản xuất đều hòa vào lưới điện quốc gia. Sau đó thông qua các chi nhánh điện để bán cho người dân.
“Những bản chưa có điện đều ở quá xa, địa hình hiểm trở, đầu tư vốn lên cao. Một số bản chỉ 10-20 hộ dân, ước tính đầu tư lên đến 20 – 30 tỷ đồng. Với mức kinh phí như vậy, khó mà triển khai kéo điện được. Chúng tôi thiếu vốn, thiếu ngân sách đầu tư, đồng bào dân tộc thiểu số kinh tế khó khăn không thể huy động nguồn vốn xã hội hóa được”, ông Lương nói.
Bữa cơm nhà chị Phàng Ba La dưới ánh điện chập chờn
Bản Tả Phù Chử có 29 hộ thì chỉ có một vài hộ ven suối mua được máy phát điện. Nhưng điện rất yếu, chỉ thắp được 1-2 bóng đèn, sạc pin điện thoại.
Nhà máy Thủy điện Sơn La (thị trấn Ít Ong, Mường La, Sơn La) khởi công xây dựng năm 2005 và hoàn thành, hòa lưới điện quốc gia năm 2012. Với điện lượng trung bình năm 10.246 tỷ KWH, đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo của Công ty Điện lực huyện Mường La, điện lưới quốc gia đã kéo về toàn bộ xã, thị trấn của huyện. Nhưng vẫn còn 60 bản và hơn 3.000 hộ dân chưa được sử dụng điện.
Thống kê của tỉnh Sơn La cũng cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 457 bản, thuộc 136 xã, 11 huyện, hơn 27.000 hộ dân chưa có điện.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.