»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:30:28 PM (GMT+7)

Sông chết do thủy điện

(13:39:37 PM 28/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Ngày 27.12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên tiến hành giám sát các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy ở những nơi có thủy điện, sông thì chết, đời sống người dân thụt lùi.

Phú Yên hiện có 3 nhà máy thủy điện: Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’năng với tổng công suất 376 MW. 3 nhà máy này đã “ngốn” hơn 6.219 ha đất sản xuất và đất rừng, nên để lại hậu quả nặng nề đến đời sống và môi trường. Ông Trần Thơ Ấu, Phó chủ tịch UBND H.Sông Hinh, cho biết kể từ khi thủy điện Sông Hinh hoạt động vào năm 2000, một khúc sông dài hơn 20 km từ đập thủy điện này đến sông Ba đã biến thành sông chết. Thủy điện Sông Ba Hạ cũng đang khiến tình trạng sa mạc hóa ở các dòng sông thêm trầm trọng. Hiện có hơn 3 km sông Ba, đoạn từ đập hồ chứa nước Sông Ba Hạ đến nhánh dẫn nước của nhà máy, bị khô cạn trở thành sông chết. Việc yêu cầu thủy điện Sông Ba Hạ xả nước 30 m3/s vào mùa khô kiệt để phục vụ sản xuất cũng hết sức khó khăn. Vụ lúa hè thu thường thiếu nước sản xuất nên huyện phải vật lộn chống hạn, trong khi thủy điện Sông Ba Hạ lại đóng nước, khốc liệt nhất là vào mùa khô.

 
Đang mùa mưa nhưng một khúc sông dưới đập thủy điện Sông Ba Hạ khô cạn - Ảnh: Đức Huy

 

Ông Đào Tấn Cam, Giám đốc Sở Công thương Phú Yên, cũng bức xúc về vấn đề kiệt dòng chảy vào mùa khô và cắt lũ vào mùa mưa: “Khi tính toán thủy điện An Khê - Kanat chuyển dòng chảy từ sông Ba (Gia Lai) sang sông Kôn (Bình Định), UBND tỉnh Phú Yên đã phản đối, không đồng ý nhưng không hiểu vì sao việc này vẫn thực hiện. Việc thủy điện An Khê - Kanat xả lưu lượng 3,5 m3/s thì chỉ mới đủ thấm ở An Khê, lấy đâu mà chảy về Phú Yên?”. Theo ông Cam, việc xuất hiện một số đoạn sông chết là do trong quá trình thiết kế đã không tính toán cống xả ngay chân đập nên những đoạn sông này khô cạn.

 

Tại buổi giám sát, ông Nguyễn Thái Học, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, khẳng định: “Triển khai thực hiện các dự án thủy điện ở Phú Yên đã làm dân mất đất đai, nhà nước mất rừng, môi trường sinh thái mất cân đối. Dân trong dự án khó khăn, nhưng khó khăn mức độ nào cần phải đánh giá...”.

Đức Huy (Thanh Nien)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sông chết do thủy điện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI