Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Sai phạm ở Nhà máy thủy điện Ðác R”tíh
(10:53:44 AM 24/12/2011)
Nhiều sai sót trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Dự án nhà máy thủy điện (DANMTÐ) Ðác R’tíh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 40/2003/QÐ-TTg ngày 21-3-2003. Theo đó, tổng diện tích đất phải thu hồi, giải tỏa để thực hiện dự án là 1 triệu 380 nghìn 146 m2 nằm trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa và hai huyện Ðác R’lấp, Ðác Song với 42 hạng mục công trình thi công. Do nằm ngay thị xã Gia Nghĩa cho nên số dân bị ảnh hưởng khá lớn 1.758 hộ. Từ khi triển khai thực hiện dự án vào năm 2005 đến nay, chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 80 phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TÐC) đối với 38 trong số 42 hạng mục, với số tiền phải chi bồi thường hơn 337 tỷ 305 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai do thiếu sự phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền, các ngành chức năng ở địa phương trong việc công bố quy hoạch, triển khai xây dựng, kiểm kê thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TÐC để xảy ra nhiều sai sót, gây bức xúc trong nhân dân. Cụ thể, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép thực hiện đầu tư DANMTÐ Ðác R’tíh, ngày 26-12-2005, Tổng công ty Xây dựng số 1-TNHH một thành viên (CC1) có Thông báo số 1582/TCT-TB về việc triển khai DANMTÐ Ðác R’tíh trên địa bàn tỉnh Ðác Nông, nêu rõ quy mô của dự án; các xã, phường có diện tích đất bị ảnh hưởng bởi các hạng mục, công trình chính của dự án và các hình thức thông báo gửi đến các cơ quan có liên quan từ cấp tỉnh đến huyện, xã của tỉnh Ðác Nông; đồng thời niêm yết bản đồ thu hồi đất của dự án tại trụ sở UBND huyện Ðác R’lấp, thị xã Gia Nghĩa và Văn phòng Ban quản lý dự án. Thế nhưng, sau khi nhận Thông báo số 1582, lãnh đạo UBND thị xã Gia Nghĩa và các xã Nhân Cơ (huyện Ðác R’lấp), xã Ðác R’Moan (thị xã Gia Nghĩa) không có ý kiến xử lý, chỉ đạo việc công bố trong nhân dân mà chỉ lưu ở văn phòng. Việc làm này đã gây nhiều phản ứng bất bình trong nhân dân về thời điểm công bố công khai việc triển khai dự án và gây nhiều khó khăn trong công tác bồi thường tài sản cũng như việc khiếu nại của nhân dân.
Bên cạnh đó, vào thời điểm năm 2003 và 2004, khi DANMTÐ Ðác R’tíh chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, chưa công bố công khai quy hoạch và chưa có quyết định thu hồi đất nhưng UBND huyện Ðác R’lấp và huyện Ðác Nông (cũ) nay là thị xã Gia Nghĩa phối hợp Ban Quản lý DANMTÐ Ðác R’tíh tiến hành kiểm kê lần một về đất và tài sản trên đất của các hộ dân bị ảnh hưởng tại 17 hạng mục của dự án. Mãi đến năm 2006 và 2007, sau khi có quyết định thu hồi đất thì mới tổ chức kiểm kê diện tích đất, tài sản trên đất lần hai, làm ảnh hưởng lớn sinh hoạt, sản xuất và đời sống của nhân dân. Không chỉ vậy, việc kiểm kê bồi thường, hỗ trợ TÐC cho các hộ dân bị thu hồi đất xảy nhiều sai sót dẫn đến tình trạng người dân làm đơn khiếu nại kéo dài gây nhiều bức xúc ở địa phương. Cụ thể, khi tiến hành kiểm kê, bồi thường, hỗ trợ TÐC cho các hộ dân bị thu hồi đất tại 25/38 hạng mục, Công ty cổ phần thủy điện Ðác R’tíh và Hội đồng thẩm định phương án bồi thường giải phóng mặt bằng của tỉnh và các huyện Ðác R’lấp, Ðác Song, thị xã Gia Nghĩa chưa tuân thủ các quy định của Nhà nước nên đã tính không đúng, không đầy đủ các chế độ bồi thường, hỗ trợ và TÐC cho 573 hộ dân bị thu hồi đất.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, trong hai năm 2005 và 2006, Chủ tịch UBND huyện Ðác R’lấp Trần Ðình Mạnh (nay là Chủ tịch UBND huyện Tuy Ðức) đã ban hành hai Quyết định số 2339/QÐ-UBND ngày 31-8-2005 và Quyết định số 1322/QÐ-UBND ngày 3-5-2006 về "Phân hạng đất các loại cây trồng trên địa bàn huyện Ðác R’lấp" không đúng thẩm quyền và mâu thuẫn với bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được Cục Thuế tỉnh phê duyệt. Thực hiện hai quyết định này, UBND huyện đã áp giá bồi thường sai từ hạng ba xuống hạng bốn với diện tích 789 nghìn 833 m2 đất cây trồng lâu năm của 118 hộ dân bị thu hồi đất tại xã Nhân Cơ. Ngoài ra, việc xác nhận thời điểm xây dựng nhà của các hộ dân bị thu hồi đất của UBND các xã còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau, không rõ ràng dẫn đến nhiều hộ bồi thường, hỗ trợ thiếu dẫn đến khiếu nại kéo dài. Qua kiểm tra, thống kê của các ngành chức năng tỉnh Ðác Nông, do những sai sót trong việc kiểm kê và áp giá sai nên đã bồi thường, hỗ trợ thiếu cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi DANMTÐ Ðác R’tíh số tiền khoảng 20 tỷ đồng và 236 lô đất TÐC thuộc diện lô thưởng; đồng thời có 46 hộ dân được hỗ trợ thừa với số tiền hơn 538 triệu đồng bắt buộc phải thu hồi.
Mỏi mắt chờ... đất tái định cư
Không chỉ xảy ra nhiều sai sót trong việc kiểm kê, bồi thường, hỗ trợ mà việc xây dựng khu TÐC cho các hộ dân bị giải tỏa nhà, thu hồi đất xây dựng Nhà máy thủy điện Ðác R’tíh cũng ì ạch, gây bức xúc trong nhân dân. Khu TÐC DANMTÐ Ðác R’tíh được xây dựng tại thôn Tân Hòa, xã Ðác R’Moan, có diện tích gần 17 ha. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2009, khu TÐC hoàn thành việc xây dựng hạ tầng và phân thành 353 lô cấp cho khoảng 200 hộ dân bị giải tỏa, thu hồi đất để ổn định cuộc sống. Thế nhưng, việc xây dựng hạ tầng tại khu TÐC này kéo dài đến cuối năm 2010 và không hiểu vì lý do gì bị bỏ hoang từ đó đến nay và 200 hộ dân bị giải tỏa thu hồi đất đủ điều kiện TÐC mỏi mắt chờ có nơi làm nhà ở. Bức xúc trước thực trạng này, thời gian qua những hộ dân này liên tục làm đơn và kéo đến các cơ quan chức năng của thị xã Gia Nghĩa và tỉnh Ðác Nông nhờ can thiệp, giải quyết, nhưng bị đùn đẩy từ cơ quan này sang cơ quan khác và cứ thế kéo dài từ năm này sang năm khác, không biết đến bao giờ giải quyết.
Phó Chủ tịch UBND xã Ðác R’Moan Nguyễn Văn Doanh bức xúc: "Khu TÐC này được xây dựng ngay sau khi DANMTÐ Ðác R’tíh khởi công xây dựng vào đầu năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh. Ðến thời điểm này, khu TÐC mới được đầu tư xây dựng một số hạng mục cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, điện và khoan một số giếng nước sinh hoạt, nhưng đã có một số con đường trong khu TÐC xuống cấp hư hỏng; một số khu vực xảy ra sạt lở đất rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, chung quanh khu TÐC bao bọc bởi hồ nước thủy điện, nhưng không được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt... Ðã vậy, không hiểu vì sao gần một năm nay, khu TÐC này bị bỏ hoang, trong khi đó 200 hộ dân không có nơi làm nhà ở". Ông Nông Văn Bào, trú ở thôn Tân Hòa, xã Ðác R’Moan, một trong những hộ dân phải thuê nhà ở chờ cấp đất TÐC bức xúc: "Gia đình tôi bị giải tỏa nhà, thu hồi đất nên phải thuê nhà ở từ tháng 10-2009 đến nay nhưng vẫn chưa được cấp đất TÐC để làm nhà ở. Trong khi đó, cả gia đình có tới sáu người phải thuê nhà tạm bợ tận ngoài rẫy để ở, vừa chật chội, bất tiện, con cái học hành cũng khó khăn. Hơn nữa, bắt đầu từ đầu năm 2012, chủ nhà đòi tăng tiền thuê từ 1,4 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng mỗi tháng nhưng tiền hỗ trợ thuê nhà thì không tăng".
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Ðác R’tíh Chu Văn Quyền cho rằng: Công ty đã đầu tư 29 tỷ đồng vào xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống điện, khoan giếng nước và san ủi mặt bằng tại khu TÐC. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, bị người dân ngăn cản vì cho rằng việc đền bù chưa thỏa đáng. Hiện tại, vướng mắc lớn nhất làm chậm trễ việc cấp đất cho nhân dân là các đơn vị liên quan chưa trình UBND tỉnh Ðác Nông thông qua giá đất tại khu TÐC. Trong khi đó, việc cấp đất chậm trễ một tháng, công ty phải hỗ trợ 200 triệu đồng cho nhân dân thuê nhà ở. Chính vì những vướng mắc này mà chưa biết bao giờ hàng trăm hộ dân đủ điều kiện TÐC Nhà máy thủy điện Ðác R’tíh được cấp đất để làm nhà ở, ổn định cuộc sống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.