Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Quy hoạch điện VII: Cần một giải pháp đồng bộ
(20:11:18 PM 23/09/2014)>>Tọa đàm “Đóng góp ý kiến cho Quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh”
Quang cảnh tọa đàm “Đóng góp ý kiến cho Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh” do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức ngày 18/9/2014 tại Hà Nội.- Ảnh: THÁI SƠN
Tháng 7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Qui hoạch điện VII) với mục tiêu tổng quát là phát triển ngành điện lực, đảm bảo an ninh cung ứng điện năng cho đất nước, theo đó đến 2020, sản lượng đạt khoảng từ 330 đến 360 tỷ kWh, đến 2030 sản lượng điện đạt khoảng 700 - 800 tỷ kWh.
Mặc đầu vậy, sau 3 năm việc triển khai qui hoạch đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để thực hiện mục tiêu đề ra theo tổng sơ đồ điện, bên cạnh đó nhiều nội dung quan trọng liên quan đến việc phát triển các nhà máy điện, nguồn năng lượng, các vấn đề về kinh tế và quy hoạch địa phương cũng đã hạn chế đến tiến độ thực hiện.
Đánh giá chung về việc thực hiện qui hoạch điện VII, chuyên gia Vũ Tiến Long, Liên minh Năng lượng cho rằng dù sản lượng điện thương phẩm và tăng trưởng phụ tải trong năm 2011-2013 giảm so với quy hoạch, song việc triển khai các dự án điện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó tiến độ xây dựng các nguồn điện ở Miền Nam khá chậm, việc triển khai lưới điện truyền tải cũng chỉ đạt 50% khối lượng qui hoạch cho cả giai đoạn 2011-2015. Chính do sự chậm trễ này nhiều tháng cao điểm trong những năm gần đây công trình đường dây và trạm biến áp thường xuyên vận hành đầy và quá tải.
Chuyên gia đóng góp ý kiến cho tọa đàm “Đóng góp ý kiến cho Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh” -Ảnh: THÁI SƠN
Tại buổi tọa đàm các chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận, phân tích, đánh giá về kết quả và bài học từ quá trình xây dựng Quy hoạch điện quốc gia và những tồn tại trong quá trình thực hiện qui hoạch điện quốc gia cho tới tháng 12/2013. Các chuyên gia cũng đã phân tích khả năng đóng góp tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiện và hiệu quả cho cơ cấu nguồn điện Việt Nam, tham gia đóng góp phương án bổ sung cho qui hoạch điện VII hiệu chỉnh qua 4 chủ đề: Dự báo nhu cầu năng lượng; cơ cấu nguồn điện; đánh giá tác động môi trường chiến lược và giải pháp cho địa bàn chưa nối lưới.
Theo nhận định của các chuyên gia để triển khai tốt được quy hoạch điện VII trong giai đoạn tiếp theo cần rà soát mức tăng nhu cầu điện để chủ động điều chính các giải pháp quy hoạch. Mặt khác quá trình từ dự báo nhu cầu điện đến phân tích kinh tế và đầu tư cần có kiểm chứng ngược lại, xem xét khả năng thực thi quy hoạch về vốn và huy động vốn. Trường hợp nhu cầu điện vượt quá khả năng cân đối của nền kinh tế thì cần kiến nghị các biện pháp mạnh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện. Bên cạnh đó ngành điện cần ưu tiên các công trình trọng điểm cấp điện khu vực miền Nam trong bối cảnh thiếu nguồn nội miền. Ngoài ra việc triển khai quy hoạch cũng cần phải đồng bộ, cần sự thống nhất và trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt cần chú trọng tìm kiếm và thăm dò các nguồn năng lượng sơ cấp, năng lược tái tạo, tại chỗ trên cơ sở đảm bảo về môi trường và biến đổi khí hậu.
Theo Quy hoạch điện VII, trong giai đoạn đầu đến 2030, mỗi năm đưa vào 5.000 MW công suất mới, xây dựng rất nhiều công trình trạm, đường dây từ cấp điện áp 220kV tới 500kV, với tổng vốn đầu tư từ nay tới 2020 là khoảng 50 tỷ USD, từ 2020 tới 2030 là khoảng 60 tỷ USD.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.