Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Quảng Nam: Dừng tất cả dự án thủy điện chưa triển khai
(22:33:14 PM 18/10/2012)
Sự cố TĐ Sông Tranh 2 khiến chính quyền, cơ quan khoa học, báo chí tốn nhiều công sức. Ảnh: T.T.Thư
Thật ra, vấn đề rà soát lại mạng lưới TĐ không phải bây giờ mới được tỉnh này đặt ra. Sau những trận “lũ chồng” vào mùa mưa, hạn nặng vào mùa nắng ở vùng hạ lưu thuộc Quảng Nam, Đà Nẵng từ năm 2008 đến nay, do các TĐ A Vương, Đắc Mi 4, Sông Tranh 2... gây ra đã khiến tỉnh Quảng Nam “giật mình”. Tổng cộng 14 TĐ đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch.
Nhưng phải đến khi xảy ra sự cố Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam mới một lần nữa nhìn nhận lại một cách thẳng thắn vấn đề TĐ. Theo số liệu từ Sở Công Thương, hiện nay cả tỉnh có 44 dự án TĐ đã được phê duyệt quy hoạch, với tổng công suất 1.584,6MW, điện lượng bình quân 6,261 tỉ kWh/năm. Trong đó, có 10 dự án TĐ bậc thang thuộc hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn với tổng công suất 1.147MW, điện lượng 4.521 tỉ KW/ năm, chiếm 72,38% công suất TĐ toàn tỉnh theo quy hoạch.
Còn lại là 34 dự án TĐ vừa và nhỏ với tổng công suất quy hoạch là 437,6MW, điện lượng khoảng 1,74 tỉ KW/năm, chiếm 27,62% công suất TĐ của toàn tỉnh. Tuy nhiên, đến nay, mới có 11 TĐ đi vào hoạt động, còn lại phần lớn đều chưa được triển khai, hoặc chỉ mới đi vào nghiên cứu.
Thực tế là các TĐ dù đã hoạt động hay đang triển khai đều gây ra nhiều hệ lụy tại địa phương. Ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - nói: “Chỉ riêng TĐ Sông Tranh 2 thôi, đã khiến cả ngàn hộ dân phải di dời, việc tái định cư gặp khó khăn, nhà cửa xuống cấp, không đất sản xuất, đời sống chưa ổn định. Nay thêm sự cố động đất, an toàn đập, khiến người dân cả huyện bất an. Hệ lụy do TĐ thật lâu dài, khó lường”.
Bà Phạm Thị Như - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang - cho biết: “Tại huyện có 11 dự án TĐ, ngoài các khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp như di dân, tái định cư... thì việc quản lý an ninh trật tự trên địa bàn cũng đang gặp rất nhiều thách thức. Như TĐ Sông Bung 2, ngoài việc ảnh hưởng đến diện tích rừng thì việc mở đường để xây dựng TĐ đã tạo cơ hội cho các đối tượng lợi dụng phá rừng, khai thác vàng trái phép”.
Lãnh đạo của huyện Tây Giang cho biết: “Một số dự án TĐ hiện đã dừng việc thi công, nhưng không báo cáo với chính quyền địa phương. Như TĐ Tr’Hy đã dừng xây dựng từ năm 2010 nhưng chưa thấy có động tĩnh gì về việc có tiếp tục hay không. Diện tích đất cấp cho dự án này lên đến 115ha nay bỏ không, ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến 946ha đất rừng trên toàn huyện. Nếu không làm TĐ nữa thì thu hồi đất để cho người dân canh tác”.
“Xét lại” thủy điện
Tại cuộc họp mới đây của UBND tỉnh để rà soát lại quy hoạch TĐ, lãnh đạo hầu hết các huyện có quy hoạch TĐ như Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My... đều tỏ ra “ớn”. Huyện Nam Trà My đề nghị bãi bỏ tất cả dự án TĐ trên địa bàn huyện. Huyện Nam Giang đề nghị loại bỏ những công trình TĐ chậm triển khai.
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Chi cục trưởng Thủy lợi kiêm Chánh văn phòng Ban PCLB tỉnh - cho rằng: “Quy hoạch ban đầu, các hồ chứa của 10 TĐ bậc thang trên sông Vu Gia-Thu Bồn có tổng dung tích phòng lũ là 1.070 triệu mét khối. Nhưng khi triển khai thì điều chỉnh giảm, tổng dung tích phòng lũ các hồ này chỉ còn 146,44 triệu mét khối, hầu như không còn khả năng điều tiết giảm lũ, chậm lũ như mục tiêu ban đầu. Hậu quả là “lũ chồng” mùa mưa, hạn nặng vào mùa nắng. Rồi việc mất một diện tích hàng ngàn hécta rừng cho các dự án TĐ, nhưng đến nay việc trồng lại rừng thay thế hầu như chưa được các chủ đầu tư TĐ thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy, TĐ bỏ được cái nào thì hay cái đó”.
Chủ tịch UBND tỉnh - ông Lê Phước Thanh - khẳng định: “Giữa cái được và không được của TĐ mang lại, thì cái không được lại nhiều hơn. Sắp tới, tỉnh sẽ rà soát, những dự án TĐ không đảm bảo đúng tiến độ, thời gian như cam kết thì sẽ cho tạm dừng. Những dự án nào không đảm bảo yêu cầu thì sẽ cho dừng ngay. Đối với những dự án chỉ mới nghiên cứu thì dứt khoát sẽ cho dừng ngay tức khắc. Cố gắng rà soát, loại khỏi quy hoạch nhiều chừng nào tốt chừng đó”. Cụ thể, 2 dự án TĐ bị dừng hoạt động lập tức là Bồng Miêu (huyện Phú Ninh) và Hà Ra (huyện Nam Giang), và 17 dự án TĐ khác sẽ tạm dừng để xem xét.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.