»

Thứ sáu, 22/11/2024, 03:58:06 AM (GMT+7)

Ớn lạnh vì... điện nông thôn

(09:12:28 AM 20/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Các vụ tai nạn do điện giật gây chết người liên tục xảy ra ở các vùng nông thôn đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn lưới điện ở nông thôn...

Mới đây, tại thôn Tràng Bạch, xã Yên Thọ, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn điện thương tâm làm 3 cháu nhỏ chết vì bị điện giật.

 

Ớn lạnh vì điện...

 

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số địa bàn trong tỉnh Quảng Ninh về thực trạng hệ thống lưới điện nông thôn và những bất cập đang tồn tại. Đúng là sự mất an toàn từ lưới điện đang đe dọa đến tính mạng người dân. Tình trạng đường dây điện mắc chằng chịt, chồng chéo lên nhau như “mạng nhện” ai nhìn thấy cũng phải “ớn lạnh”.

 

Nhiều đường dây điện do các cột đã xuống cấp nên nằm sát bụi cây ven đường hoặc sát mái nhà dân; có cả đường dây điện mắc sát mặt nước, tiềm ẩn những nguy cơ điện giật rất cao. Dây điện đã vậy, cột điện cũng không khá hơn. Nhiều cột điện làm từ cây tre, cây gỗ lâu ngày đã mục nát, xiêu vẹo có thể đổ bất cứ lúc nào.

 

Nguy hiểm hơn cả là việc người dân tự ý đấu nối đường dây điện, vi phạm hành lang an toàn lưới điện… Nhiều hộ dân kéo điện lên núi, lên rừng để phục vụ cho công việc bơm tưới, có điểm ở ven tuyến đường giao thông, dây điện cao không quá đầu người khiến cho không ít người đi qua đây luôn phải nơm nớp lo sợ.

 

Điện lực Tiên Yên thay mới đường dây trung áp tại xã Đông Ngũ.

 

Ông Bế Văn Sự, thôn Đầm Dẻ, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) cho biết: Mùa mưa tình trạng chập điện thường xuyên xảy ra, rất nguy hiểm. Nhiều người dân tự ý đấu nối dây sà thấp xuống đất hết sức nguy hiểm.


Không chỉ đường dây điện nguy hiểm mà hình ảnh hàng chục công tơ điện “chen lấn nhau” trên cột điện cũng làm cho không ít người hoang mang. Anh Dương Văn Truyền, thôn Cẩm Tiến, xã Cẩm La, Quảng Yên chia sẻ:

 

Tình trạng 5 đến 10 chiếc công tơ điện “bám” vào một cột điện là chuyện hết sức bình thường ở đây. Đáng ngại là những cột điện có công tơ đeo bám lại nằm sát với nhà dân, là mối nguy hiểm thường trực, sự cố chập điện, cháy nổ các công tơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có những công tơ nằm cách mặt đất chưa đầy 1m, đúng tầm với của trẻ em, rất nguy hiểm cho người qua lại khu vực này.

 

Cần sự đồng thuận từ người dân

 

Ông Vũ Đình Tân - Phó Giám đốc Điện lực Quảng Ninh cho biết: Từ khi tiếp nhận lưới điện nông thôn đến nay, Điện lực Quảng Ninh đã đầu tư mới hàng nghìn cột điện, dây điện và đồng hồ công tơ mới, đồng thời tiến hành ký lại hợp đồng với các đơn vị, cá nhân sử dụng điện. Bên cạnh đó, Điện lực Quảng Ninh cũng đã tiến hành xử lý những vị trí có nguy cơ gây mất an toàn tại các đường dây trước công tơ do Điện lực quản lý, khắc phục, xử lý nhanh sự cố trong mùa mưa, bão; phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, nhắc nhở người dân trong việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn điện. Tổng số kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp toàn bộ hệ thống điện này đã lên đến 87 tỷ đồng.


Hiện tại, do đặc thù riêng, trong quá trình vận hành, ngành điện buộc phải sử dụng chung hạ tầng với các hệ thống đường giao thông, đất đã được cấp sổ đỏ, các công trình... nên những tranh chấp, vướng mắc là khó tránh khỏi. Có nhiều hệ thống đường dây, trạm biến áp của Điện lực Quảng Ninh do không được người dân đồng thuận nên chưa di chuyển cột đến vị trí mới an toàn hơn.

 

Tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện còn khá phổ biến, gây nhiều sự cố lưới điện và tai nạn điện. Mỗi khi có mưa gió lớn thì việc đi lại trong hành lang an toàn lưới điện không khác nào đùa với tử thần. Trong khi, phần dây ra sau công tơ là tài sản và trách nhiệm đầu tư của hộ sử dụng điện, song người dân chưa quan tâm cải tạo, thay thế. Nhiều hộ vẫn sử dụng những dây điện cũ nên không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.

 

Mặc dù đã được ngành điện nhắc nhở nhưng người dân chưa hợp tác chặt chẽ và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng lưới điện thấp kém và cũng là nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân...

 

Được biết, ngành điện Quảng Ninh đang tích cực đẩy nhanh tiến độ dự án điện nông thôn có tổng kinh phí đầu tư 338 tỷ đồng, với mục tiêu đưa điện lưới quốc gia tới 283 thôn, khe, bản chưa có điện. Để có sự an toàn về điện thì sự nỗ lực của các ngành chức năng là chưa đủ nếu không có sự cùng vào cuộc của người dân.

Theo Danviet
Từ khóa liên quan: ớn lạnh, điện, nông thôn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ớn lạnh vì... điện nông thôn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI